Nga ra mắt bản nâng cấp cực mạnh của chiến hạm Karaurt

Tàu tên lửa cỡ nhỏ Karakurt - Dự án 22800 mặc dù rất mạnh nhưng cấu hình vũ khí của nó vẫn chưa khiến Hải quân Nga thực sự hài lòng.

Karakurt - Dự án 22800 là lớp tàu tên lửa thế hệ mới của

Hải quân Nga , nó được thiết kế dựa trên phần khung thân của lớp Nanuchka - Dự án 1234 ra đời từ thời Liên Xô nhưng có phần kết cấu thượng tầng mới và hỏa lực cực mạnh.

Mặc dù lượng giãn nước chỉ 800 tấn nhưng Karakurt được trang bị hệ thống radar cảnh giới rất đồ sộ với 4 ăng ten mảng pha quét chủ động (AFAR) quay về 4 hướng tương tự hệ thống Aegis của Mỹ, cung cấp mức độ bao quát trọn vẹn 360 độ.

Tàu được tích hợp pháo hạm AK-176MA cỡ 76,2 mm với tháp pháo tàng hình hóa, 8 bệ phóng thẳng đứng UKSK tương thích tên lửa hành trình Kalibr và 1 module tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-M

Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Shkval lớp Karakurt - Dự án 22800 của Hải quân Nga

Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Shkval lớp Karakurt - Dự án 22800 của Hải quân Nga

Tuy rằng mang trong mình sức mạnh hàng đầu thế giới trong cùng phân khúc tàu chiến cỡ nhỏ nhưng Hải quân Nga vẫn chưa hài lòng với lớp chiến hạm này, họ nhận thấy nó vẫn còn có tiềm năng phát triển xa hơn nữa.

Mới đây kênh truyền hình Zvezda (Sao Đỏ) của Nga đã đăng tải hình ảnh về một mô hình mới của chiếc Karakurt, theo lời giới thiệu của họ thì đây là phiên bản đa năng hóa của Dự án 22800, hiện tại chưa có thông tin cụ thể về tên gọi.

Nhưng nhìn vào mô hình dễ nhận thấy tàu được tích hợp tới 2 cụm ống phóng UKSK với 16 tên lửa Kalibr; bên cạnh đó là 2 cụm VLS khác dành cho tên lửa phòng không Redut, mang được 8 đạn tầm trung 9M96 hoặc tới 32 đạn tầm ngắn 9M100.

Ngoài ra tàu còn có hệ thống định vị thủy âm (sonar) và ngư lôi săn ngầm Paket-MK cỡ 330 mm, pháo phòng không bắn nhanh kiểu AK-630M2 Duet dự kiến vẫn được giữ lại tạo ra bức màn chắn tin cậy ở cự ly gần và còn rất hữu ích khi tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ.

Cấu hình đa năng hóa của tàu hộ vệ tên lửa Karakurt - Dự án 22800 vừa được Nga giới thiệu

Dự kiến phiên bản mới của chiếc Karakurt sẽ có lượng giãn nước trên 1.000 tấn, nhưng so sánh về hỏa lực thì nó còn tỏ ra vượt trội nhiều khinh hạm 2.000 tấn khác, thậm chí chẳng hề thua kém chiếc Gremyashchy - Dự án 20385.

Cấu hình mới của tàu hộ vệ Karakurt ngoài phục vụ trong Hải quân Nga thì còn được xúc tiến để xuất khẩu, đây có thể xem như phương án mà Hải quân nhân dân Việt Nam cân nhắc như một ứng viên thay thế Molniya 1241.8.

Theo Tùng Dương/Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/nga-ra-mat-ban-nang-cap-cuc-manh-cua-chien-ham-karaurt/20200107082448232