Nga muốn hồi sinh 'quái vật biển Caspi' giữa cuộc đua ekranoplan

Ekranoplan là phương tiện kết hợp giữa tàu thủy và máy bay với khả năng lướt tốc độ cao trên mặt biển, nhưng công nghệ này vẫn chưa thể vượt ra ngoài những mẫu thử nghiệm.

Cuối những năm 1960, tình báo Mỹ phát hiện Liên Xô đang chế tạo một cỗ máy có đôi cánh rất lớn. Thiết kế của nó lạ lẫm, không phải tàu thủy cũng chẳng phải máy bay. Tình báo Mỹ nhanh chóng gọi nó là "quái vật biển Caspi". Ảnh: HistoryInOrbit.

Cuối những năm 1960, tình báo Mỹ phát hiện Liên Xô đang chế tạo một cỗ máy có đôi cánh rất lớn. Thiết kế của nó lạ lẫm, không phải tàu thủy cũng chẳng phải máy bay. Tình báo Mỹ nhanh chóng gọi nó là "quái vật biển Caspi". Ảnh: HistoryInOrbit.

Phương tiện mà tình báo Mỹ nhìn thấy là nguyên mẫu Korabl Maket của "Phương tiện hiệu ứng mặt đất" ekranoplan. Nó ứng dụng nguyên lý lực nâng khí động học tạo ra trên cánh chính khi ở gần bề mặt cố định để hoạt động cách mặt biển khoảng vài mét đến vài trăm mét. Ảnh: HistoryInOrbit.

Dù có thiết kế như máy bay và có nhiều đặc điểm kỹ thuật liên quan, ekranoplan không phải là máy bay, thủy phi cơ, hay tàu cánh ngầm. Nó ứng dụng hiệu ứng mặt đất để bay là là sát mặt biển. Hiệu ứng mặt đất chỉ tồn tại ở độ cao dưới 6 m. Korabl Maket sẽ bay ở độ cao từ 5-10 m để duy trì hiệu ứng mặt đất. Ảnh: HistoryInOrbit.

Liên Xô thậm chí còn bắt tay phát triển thủy phi cơ lớp Lun được trang bị 6 tên lửa chống hạm P-270 Moskit để tấn công hạm đội tàu chiến hùng hậu của Mỹ. Khả năng bay sát mặt nước mang lại nhiều lợi thế trong việc tập kích bất ngờ. Nó từng là máy bay lớn nhất thế giới cho đến khi An-225 được sản xuất. Ảnh: HistoryInOrbit.

Về mặt lý thuyết, sự kết hợp giữa tốc độ và tính linh hoạt cho phép ekranoplan cạnh tranh với máy bay và tàu thủy. Nhưng trong khi họ vẽ ra một tương lai tuyệt vời khi đang bay, họ đã không thể tiến xa hơn ngoài sự tò mò về công nghệ. Ảnh: CNN.

Đến những năm 1972, Liên Xô tiếp tục cho ra đời mẫu thử nghiệm A-90 Orlyonok. Tuy vậy, những rào cản kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề thiếu ổn định khí động học khi bay ở độ cao gần mặt biển và khó khăn khi hạ cánh trong điều kiện biển động. Ekranoplan chưa thể tiến xa hơn ngoài những mẫu thử nghiệm. Ảnh: CNN.

Dù Liên Xô không thành công với nỗ lực phát triển ekranoplan cho mục đích quân sự, công nghệ này vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà khoa học trên thế giới. Những năm 1990, Alexander Lippisch một kỹ sư hàng không người Đức đã phát triển mẫu thử nghiệm AirFish 3 với cánh tam giác ngược. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ được thương mại hóa. Ảnh: Getty.

Wigetworks, một công ty của Singapore đã mua lại thiết kế AirFish 3 với nỗ lực thương mại hóa, phục vụ cho việc vận tải hành khách dọc theo các khu vực ven biển. Công ty đang giới thiệu 2 nguyên mẫu AirFish 8 có thể chở theo 8 hành khách. Ảnh: Wigetworks.

AirFish 8 đang được thử nghiệm. Nó được phân loại là tàu thủy theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế. AirFish 8 được thiết kế để bay cách mặt nước dưới 7 m, nhằm phát huy tối đa hiệu ứng mặt đất, tốc độ tối đa khoảng 110 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 70-90 hải lý/giờ. Nó sẽ bay cách mặt nước chỉ từ 0,5 đến 2 m. Ảnh: Wigetworks.

JC Goh, giám đốc điều hành Wigetworks, thừa nhận trong điều kiện biển động, quá trình cất cánh và hạ cánh là tương đối khó khăn đối với hành khách. Hiện tại, Wigetworks đang mời một số nhà đầu tư và khách hàng trải nghiệm AirFish 8 trước khi chuyển sang sản xuất đại trà. Ảnh: Wigetworks.

Trung Quốc cũng đã cho ra đời mẫu thử nghiệm ekranoplan có tên là Tương Châu 1 cho mục đích thương mại. Nó đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2017. Những tiến bộ công nghệ và vật liệu mới đang mở ra cơ hội cho ekranoplan đi vào đời sống, vượt ra khỏi cái bóng của những mẫu thử nghiệm. Ảnh: Getty.

Trong khi đó, Nga tiếp tục tham vọng hồi sinh "quái vật biển Caspi" cho mục đích quân sự. Dự án Orlan được trang bị tên lửa dự định đưa vào hoạt động từ năm 2027. Gần 4 thập niên trôi qua kể từ khi mẫu thử nghiệm Korabl Maket chìm trong một vụ tai nạn, ekranoplan dù đã vẽ ra nhiều tương lai xán lạn, nhưng kỷ nguyên của nó vẫn còn khá xa vời. Ảnh đồ họa: SC ALEKSEEV/DESIGN BUREAU.

Trung Hiếu

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nga-muon-hoi-sinh-quai-vat-bien-caspi-giua-cuoc-dua-ekranoplan-post959283.html