Nga loại biên 'cú đấm hạt nhân' trong lòng đại dương của Liên Xô

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo thuộc thuộc đề án 667BDRM Delfin hay còn được biết đến với biệt danh Delta IV từng là niềm tự hào của Hải quân Liên Xô, sức mạnh của chúng từng khiến Mỹ và NATO khiếp sợ trong Chiến tranh Lạnh.

Hải Quân Nga hồi tháng 4 vừa qua tuyên bố, Ekaterinburg, tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Delta-IV sẽ bắt đầu loại biên từ năm 2022. Tàu Ekaterinburg đã nằm tại cảng ở Severodvinsk gần 2 năm và việc loại biên sẽ là dấu chấm hết cho hơn 36 năm phục vụ trong hải quân Liên Xô và Nga.

Hải Quân Nga hồi tháng 4 vừa qua tuyên bố, Ekaterinburg, tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Delta-IV sẽ bắt đầu loại biên từ năm 2022. Tàu Ekaterinburg đã nằm tại cảng ở Severodvinsk gần 2 năm và việc loại biên sẽ là dấu chấm hết cho hơn 36 năm phục vụ trong hải quân Liên Xô và Nga.

Việc loại biên tàu ngầm Ekaterinburg cũng bắt đầu cho quá trình chấm dứt hoạt động của loạt tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Delta IV từng là xương sống trong hạm đội hải quân Liên Xô và Nga suốt hàng thập kỷ

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo thuộc thuộc đề án 667BDRM Delfin (Delta IV) là lớp tàu ngầm hạt nhân cực mạnh của hải quân Liên Xô bao gồm 7 chiếc được đóng mới từ năm 1985 - 1992, hiện nay vẫn còn 6 chiếc thuộc lớp đang hoạt động trong hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga.

Delta IV có thiết kế thủy động lực học tương tự Delta III (Dự án 667BDR - Kalmar), tàu được áp dụng một số công nghệ tiên tiến cho phép giảm tối đa độ ồn khi hoạt động.

Năng lực răn đe hạt nhân của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta IV nằm ở chiếc bứu gù lên trên lưng, trong đó có chứa tới 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-29RMU.

Tên lửa đạn đạo hạt nhân xuyên lục địa R-29RMU có trọng lượng lên tới 40,3 tấn, chiều dài 14,8m, đường kính 1,9m.

Mỗi tên lửa mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, có thể tấn công các mục tiêu một cách độc lập. Sức nổ mỗi đầu đạn lên tới 100 Kt (1 Kt tương ứng với sức nổ của 1.000 tấn thuốc nổ TNT), như vậy một tên lửa R-29RMU có sức công phá mạnh gấp hơn 40 lần quả bom nguyên tử mạnh nhất mà Mỹ ném xuống Nhật Bản.

Với việc phóng đồng loạt 16 tên lửa, tàu ngầm hạt nhân Delta IV có thể hủy diệt cả một quốc gia. R-29RMU có tầm bắn lên tới 11.300 km, khi hoạt động trên đại dương, tàu ngầm lớp Delta IV có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới.

Ngoài ra, Delta IV còn có 6 ống phóng ngư lội hạng nặng, trang bị mỗi tàu khoảng 20 quả, bên cạnh đó tàu còn khả năng bắn tên lửa chống tàu Novator SS-N-15 Starfish qua ống phóng ngư lôi.

Tàu ngầm hạt nhân Delta IV được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu chiến lược như căn cứ quân sự, khu công nghiệp quốc phòng, căn cứ hải quân.

Delta IV có lượng giãn nước khi nổi là 13.500 tấn và khi lặn lên tới 18.200 tấn.

Tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân OK-700A với công suất 120.000 mã lực giúp tàu di chuyển với vận tốc khi nổi là 14 hải lý/h và lên tới 24 hải lý/h khi lặn. Cận cảnh tàu ngầm lớp Delta IV được trang bị tới hai chân vịt.

Tàu có thể duy trì hành trình liên tục 90 ngày trước khi phải cập cảng để tiếp tế lương thực. Sau khi loại biên lớp tàu ngầm Delta IV sẽ dần được thay thế bằng tàu ngầm lớp Borei hiện đại.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nga-loai-bien-cu-dam-hat-nhan-trong-long-dai-duong-cua-lien-xo-post470641.antd