Nga lên tiếng về các cuộc biểu tình lan rộng ở Iran

Bộ Ngoại giao Nga hôm 18/11 tuyên bố Moscow không loại trừ có lực lượng bên ngoài đứng sau tình trạng bất ổn đang leo thang tại Iran.

Giám đốc vụ Châu Á số 2 của Bộ Ngoại giao Nga, ông Zamir Kabulov, hôm 18/11 cho biết, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng rằng các cuộc biểu tình lan rộng ở Iran có thể được thúc đẩy bởi các lực lượng nước ngoài.

Cấc cuộc biểu tình đã diễn ra tại một số TP của Iran từ ngày 15/11 sau quyết định tăng giá xăng dầu lên khoảng 50% của chính phủ nước này.

Tại một số TP ở Iran đang diễn ra các cuộc biểu tình nhằm phản đối tăng giá xăng dầu.

Tại một số TP ở Iran đang diễn ra các cuộc biểu tình nhằm phản đối tăng giá xăng dầu.

Theo báo cáo từ truyền thông địa phương, ít nhất 1 người đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát chống bạo động và lực lượng an ninh tại TP Sirjan hôm 15/11.

"Tình hình tại Iran rất khó khăn và căng thẳng. Tất nhiên, việc giá xăng tăng đáng kể cũng đã đổ thêm dầu vào lửa. Nhưng các lực lượng bên ngoài đang tích cực can thiệp, vì vậy tất cả các yếu tố kết hợp với nhau làm gia tăng bất ổn”, ông Kabulov cho hay.

Nhà ngoại giao nói thêm rằng Đại sứ quán Nga tại Iran đang theo dõi tình hình chặt chẽ và không nhận được bất kỳ thông tin nào cho thấy công dân Nga đã phải chịu bất kỳ thương tích nào trong các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn.

Lãnh đạo tối cao Ali Khamenei ủng hộ chính sách xăng dầu mới trong một bài phát biểu vào Chủ nhật, trong khi đổ lỗi cho cuộc cách mạng phản cách mạng và kẻ thù của Iran vì sự bất ổn.

Tại Mshhad, Shiraz, Ahvaz và một số TP khắp Iran đang diễn ra các cuộc biểu tình nhằm phản đối tăng giá xăng dầu.

Mỹ lên tiếng ủng hộ người dân Iran trong các cuộc biểu tình ôn hòa và lên án việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình, theo tuyên bố được đưa ra hôm 17/11 bởi người phát ngôn Nhà Trắng Stephanie Grisham. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi nhấn mạnh rằng ông coi tuyên bố của Mỹ về các cuộc biểu tình ở Iran là một sự “can thiệp” vào các vấn đề nội bộ của đất nước.

Iran đang chịu lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt do chính quyền Mỹ áp đặt từ năm ngoái, sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015. Việc chính quyền Washington tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran, vốn đã bị thu hẹp hơn 80%, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội tại nước Cộng hòa Hồi giáo.

Nguyễn Phương (Theo Sputnik)

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/nga-len-tieng-ve-cac-cuoc-bieu-tinh-lan-rong-o-iran-357903.html