Nga 'gồng gánh' rồng lửa S-300 đến Syria: Toan tính mới uy lực của Moscow?

Tờ the Hill bày tỏ hoài nghi về toan tính của Moscow khi quyết định vận chuyển hệ thống phòng thủ S-300 đến Syria trong tháng này.

Lý do S-300 có mặt tại Syria?

Tờ the Hill viết: "Quyết định chuyển S-300 cho Syria sau khi sự cố bắn rơi máy bay IL-20 của Nga ở phía Bắc, Syria. Tại sao Nga lại sẵn sàng mang một phiên bản vũ khí tối tân tới Syria ở bối cảnh hiện tại? Việc phân phối S-300 có làm tăng rủi ro cho Nga hoạt động trong không phận Syria hay không?"

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Giới quan sát cho rằng, điều này là có thể. Tuy nhiên, đối với Kremlin, việc phân phối hệ thống S-300 đang khẳng định sự thống trị mạnh mẽ của Nga tại Syria. Đây là một tuyên bố chính trị đối với phương Tây và những quốc gia khác trong khu vực mà Nga cũng góp mặt ở đây.

Phải chắc chắn rằng, sự cố IL-20 đang gây lúng túng cho Moscow. Điều này thể hiện điểm yếu của cả Nga và đồng minh Syria. Tuyên bố của Moscow trong vụ việc có liên quan đến Israel khi cho rằng nước này tấn công Syria và chỉ thông báo cho Moscow trước đó một phút. Đó chỉ là cáo buộc vô căn cứ và lấp liếm sự việc "được cho là không đáng có".

Tuy nhiên, việc cung cấp cho chính quyền Tổng thống Syria Assad hệ thống S-300 đang gây nhiều tranh cãi. Động thái này không hề đe dọa Iran hay lực lượng Hezbillah cũng như các lực lượng khủng bố khác tại Syria. Giới quan sát cho rằng, điều này có khả năng hạn chế quyền tự do quân sự của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc ít nhất nó làm cho thế trận Syria thêm phức tạp.

Cùng thời điểm, tổ hợp S-300 có thể giúp chính quyền Tổng thống Assad có thêm một lựa chọn mà trước đây, bởi vì thiếu nó, họ chưa từng đủ khả năng để làm suy yếu vai trò của Mỹ tại Syria. Điều này sẽ gia tăng khả năng tương thích "hệ thống phòng không tổng hợp" (IADS) của Syria đồng thời bổ sung các hoạt động của Iran và chính quyền Tổng thống Assad tại khu vực này. Động thái này cũng có thể gây rắc rối các hoạt động của Mỹ và liên minh trong cuộc chiến chống khủng bố IS.

Tổ hợp S-300 là tiền thân của S-400 thuộc thế hệ hiện tại. Moscow luôn chứng minh về tính vượt trội của hệ thống phòng thủ này và các thành công hiện có của S-499 nhằm củng cố vị trí của Moscow trong vai trò là nhà cung cấp vũ khí trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ liên tục bày tỏ muốn mua vũ khí từ Nga.

Chính quyền Tổng thống Assad lên tiếng chắc chắn muốn lấy lại từng tấc đất Syria, tuy nhiên điều này vẫn còn xa xôi ở bối cảnh hiện tại. Thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi loại bỏ các thành viên nhóm cực đoan khỏi khu vực phi quân sự.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lo ngại cho một cuộc tấn công vào Idlib sẽ khiến cho hàng trăm nghìn người dân Syria đổ bộ vào lãnh thổ Syria. Moscow và Ankara tháng trước đã thông qua một thỏa thuận tạo vùng đệm giữ khoảng cách giữa lãnh thổ bị kiểm soát do một bên là phe đối lập và một bên là quân đội chính phủ tại Idlib. Hàng nghìn lực lượng nổi dậy đã dồn về Idlib khi quân đội chính phủ Syria từng bước chiếm lại khu vực lớn của đất nước.

Thỏa thuận giữa Moscow và Ankara cũng yêu cầu tất cả các vũ khí hạng nặng và các chiến binh cấp tiến phải di chuyển ra khỏi vùng đệm với sự giám sát của quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các khả năng xung đột giữa Israel và Iran tại Syria vẫn tiếp tục. Mỹ vẫn ở lại Syria và tiếp tục hậu thuẫn cho lực lượng dân chủ Syria. Pháp và Anh kiên quyết đến cùng cho cuộc chiến chống khủng bố IS tại đây. Đối với Tổng thống Vladimir Putin, tình hình hiện tại chỉ có thể được hiểu rằng, Nga đang sử dụng "đòn bẩy" để đảm bảo rằng Moscow vẫn có ảnh hưởng nhất định.

Nga hay Syria sẽ tham gia vận hành tổ hợp S-300?

Trong khi đó, nhiều chi tiết quan trọng về thương vụ S-300 vẫn chưa thể được biết. Điều đó bao gồm: "Bằng cách nào để chính quyền Tổng thống Assad có thể nhận một lúc nhiều hệ thống S-300 như vậy? Đâu là những biến thể của hệ thống mà Syria đã nhận được? Tổ hợp S-300 của Syria sẽ được triển khải ở vị trí nào? Syria sẽ phải trả bao nhiều cho thiết bị này từ Nga? Và điều quan trọng nhất, ai sẽ vận hành tổ hợp S-300?

Quá trình huấn luyện vận hành tổ hợp S-300 sẽ phải cần nhiều tháng kiên trì. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thông báo rằng, quá trình vận hành S-300 cần phải ít nhất 3 tháng để có thể vận hành suôn sẻ.

Tuy nhiên, Syria đã triển khai hệ thống S-200 trong 30 năm qua. Sự tin tưởng của Tổng thống Putin về năng lực quân sự Syria dường như đang thấp hơn so với các nghi ngờ của Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đánh giá quá trình huấn luyện. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc người Nga tham gia vận hành tổ hợp này tại Syria sẽ càng gây nguy hiểm của Israel.

Moscow có thể tạo ảnh hưởng tại Syria thông qua việc chuyển giao hệ thống S-300. Cho đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Putin vẫn giữ được mối quan hệ tốt tại Trung Đông. Tuy nhiên, liệu Moscow có liên tục giữ được sự cân bằng này không?

Tổ hợp S-300 là loại vũ khí quyền lực, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế. Quân đội Mỹ và Isrel đã liên tục nghiên cứu tổ hợp của Nga này trong nhiều năm và biết được khả năng của nó.

"Miễn là Mỹ vẫn ở lại Syria trong nỗ lực đẩy Iran ra khỏi khu vực thì Moscow vẫn còn giữ được ảnh hưởng nhất định trong thế trận Syria", bà Anna Borshchevskaya – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện chính sách cận Đông tại Washington cho biết./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nga-gong-ganh-rong-lua-s-300-den-syria-toan-tinh-moi-uy-luc-cua-moscow-20181017095929775.htm