Nga dựng 'mắt thần' canh tên lửa Mỹ dọc biên giới phía Tây

Radar cảnh báo sớm của Nga đã được lắp đặt ở dọc biên giới phía Tây của nước này, đồng thời các tên lửa siêu thanh đã được triển khai vào tư thế sẵn sàng đánh chặn và phản công tên lửa Mỹ bất cứ khi nào cần.

Nga và Mỹ sở hữu hầu hết các đầu đạn hạt nhân trên thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã phát triển mạnh mẽ các lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược và chiến thuật, và toàn bộ thế giới bị bao phủ bởi bóng đen của chiến tranh hạt nhân.

Nga và Mỹ sở hữu hầu hết các đầu đạn hạt nhân trên thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã phát triển mạnh mẽ các lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược và chiến thuật, và toàn bộ thế giới bị bao phủ bởi bóng đen của chiến tranh hạt nhân.

Sau đó, để tránh rơi vào hố sâu không đáy của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, Mỹ và Liên Xô đã ký "Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược" và "Hiệp ước tên lửa tầm trung". Sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã kế thừa Liên Xô gần như toàn toàn bộ lực lượng tấn công hạt nhân; như vậy đánh giá về khả năng răn đe và tiến công hạt nhân, Nga mạnh không kém gì Liên Xô trước kia.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Mỹ thường xuyên sử dụng cây gậy hạt nhân và cũng đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung, đẩy hai bên vào cuộc chạy đua vũ trang mới. Ảnh: Mỹ triển khai hệ thống chiến đấu Aegis trên lãnh thổ Rumania, sát Nga.

Trước cách hành xử của Mỹ, Nga đã đưa ra chiến lược "bắt cá hai tay", đó là vừa tăng cường thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa, đồng thời tích cực phát triển tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa có tốc độ siêu vượt thanh.

Theo nguồn tin từ nhiều nguồn báo chí Nga, Nga hiện đã lắp đặt hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa Voronezh ở Đông Âu, đây là hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo do Nga phát triển. Trước đó, Nga đã thiết lập 7 trạm radar Voronezh trên toàn bộ lãnh thổ nước này.

Theo kế hoạch vào năm 2021, Nga sẽ hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng trạm radar Voronezh ở Cộng hòa Komi (thuộc Nga) sẽ được hoàn thành trong năm nay; việc hoàn thành trạm radar này, có thể giúp Nga phát hiện các mục tiêu khác nhau tiến công từ hướng Bắc Cực.

Mạng lưới radar cảnh báo sớm tầm xa của Nga được thiết lập theo nhiều hướng. Qua đó, nó có thể cung cấp dữ liệu đầy đủ và hỗ trợ thông tin tình báo chính xác cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nga. Đây có thể coi là những "mắt thần", có khả năng "tóm sống" các vụ phóng tên lửa cách xa từ hàng nghìn km.

Radar Voronezh là một radar mảng pha khổng lồ, có khả năng theo dõi chính xác đường bay của các loại tên lửa đạn đạo và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết; hệ thống được kết nối tự động với các hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao của Nga và trong quá trình hoạt động, ít cần sự can thiệp của con người. Ảnh: Tầm theo dõi của radar Voronezh.

Với các đài radar cảnh báo sớm, trong đó các đài radar Voronezh là nòng cốt, trong suốt năm 2020, Nga đã phát hiện hơn 80 vụ phóng tên lửa trên thế giới; với tính năng như vậy, hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa của Nga có sức mạnh đáng nể. Ngoài việc lắp đặt radar Voronezh ở Cộng hòa Komi, Nga cũng đang xây dựng hệ thống radar tương tự ở Murmansk. Ảnh: Bên trong trạm radar Voronezh.

Ngoài việc tích cực triển khai các radar cảnh báo sớm phát hiện các vụ phóng tên lửa và đẩy mạnh phát triển và đưa vào trang bị các hệ thống đánh chặn chống tên lửa mới, Nga cũng đã có những bước đột phá rõ rệt trong lĩnh vực tên lửa tiến công có tốc độ siêu thanh. Ảnh: Hệ thống đánh chặn tầm cao S-500 của Nga - Nguồn: Topwar

Tên lửa siêu thanh chiến lược phóng từ mặt đất Avangard, chính thức được trang bị vào năm 2019; đồng thời Nga cũng đưa vào trang bị tên lửa siêu thanh chiến thuật Kh-47M2 Kinzhal vào sử dụng; loại tên lửa này được trang bị trên chiến đấu cơ siêu thanh MiG-31BM, nên sẽ càng như "hổ mọc thêm cánh". Ảnh: Tên lửa Kh-47M2 Kinzhal.

Máy bay chiến đấu MiG-31BM của Không quân Nga mang tên lửa siêu thanh Kinzhal, với tầm bắn lên tới 1.000 km, cùng với bán kính hoạt động của máy bay là 1.000 km, do đó trở thành "sát thủ" của hệ thống chống tên lửa Aegis của Mỹ, bố trí trên đất liền ở khu vực Đông Âu gần giáp Nga. Ảnh: Máy bay MiG-31MB mang tên lửa Kinzhal.

Nga đã phát huy lợi thế về công nghệ, do vậy đã phá vỡ lợi thế chiến lược của Mỹ về công nghệ chống tên lửa; trước đó, Mỹ đã giành được ưu thế áp đảo trước Nga, thông qua việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sát biên giới Nga. Việc này không khác gì Mỹ kề lưỡi kiếm vào "yết hầu" của Nga. Ảnh: Khả năng của hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis - Nguồn: Quân đội Mỹ.

Nhưng hiện nay, Nga có thể sử dụng tên lửa siêu thanh Avangard hoặc Kinzhal, để khiến hệ thống chống tên lửa của Mỹ trở nên vô dụng. Trước đó, Nga cũng tuyên bố rằng, họ sẽ trang bị đầu đạn siêu thanh trên tên lửa đạn đạo Salmat, như vậy Nga tiếp tục gây sức ép nặng lên an ninh của nước Mỹ. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard. Nguồn ảnh: Topwar

Nga bắn thử tên lửa Kh-47M2 Kinzhal.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-dung-mat-than-canh-ten-lua-my-doc-bien-gioi-phia-tay-1485489.html