Nga dùng động cơ ôtô phát triển động cơ siêu thanh

Theo Mikhail Gordin thuộc Viện Thiết kế Động cơ Hàng không Trung ương (TsIAM), Nga dùng công nghệ động cơ ôtô phát triển động cơ siêu thanh máy bay dân sự.

Trên thế giới có nhiều loại động cơ được chuyển đổi từ động cơ ô tô thành động cơ máy bay. Ví dụ, các động cơ của Đức và Áo dựa trên động cơ Mercedes-Benz được lắp đặt trên máy bay Diamond Aircraft. Vì vậy, Nga không phải là nước đầu tiên đang nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Trả lời câu hỏi tại sao các kỹ sư đã lựa chọn công nghệ phát triển động cơ NAMI-AURUS để phát triển động cơ máy bay? Vì đây chắc chắn là động cơ ô tô tốt nhất của Nga hiện nay. Lấy động cơ V8 với công suất 600 mã lực làm cơ sở, chúng tôi đã giảm công suất xuống còn 500 mã lực để động cơ có thể phát huy tác dụng của nó trong các chế độ hàng không vốn khác hẳn với chế độ ô tô.

Máy bay Tu-160 của Nga.

Máy bay Tu-160 của Nga.

"Trên thực tế, chúng tôi phải thay đổi tất cả các hệ thống động cơ - điều khiển, đánh lửa, cung cấp nhiên liệu, làm mát, bôi trơn. Chỉ có máy bơm dạng piston được giữ nguyên", chuyên gia Nga cho biết.

TsIAM đã thử nghiệm hệ thống động cơ đẩy trong buồng chân không nhiệt và kiểm tra hiệu suất của nó. Trên cơ sở một số bộ công cụ lắp ráp, chúng tôi sẽ tạo ra thiết bị phù hợp về trọng lượng và kích thước để lắp trên máy bay Yak-18T hoặc Yak-52, hai loại phi cơ bay hiệu quả trong thời gian dài sử dụng.

Nếu nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất hàng loạt động cơ 500 mã lực thì phải mất thêm 1-2 năm thử nghiệm và phải nhận giấy chứng chỉ kiểu loại. Quá trình sản xuất theo công nghệ của các nhà chế tạo ô tô sẽ rẻ hơn và nhanh hơn so với việc thiết lập sản xuất hàng loạt động cơ máy bay hoàn toàn mới.

Nhiệm vụ chế tạo động cơ máy bay piston hiện đại của Nga cho máy bay hạng nhẹ và UAV sẽ được giải quyết với chi phí tối thiểu, và trường phái chế tạo động cơ máy bay piston của Nga sẽ phục hồi trở lại.

Nói chung, dải công suất tối ưu cho động cơ máy bay piston là 50 - 500 mã lực. Công suất lớn hơn – đây là các loại động cơ tuabin khí, công suất thấp hơn - động cơ điện.

Nếu việc phát triển thế hệ động cơ siêu thanh đủ mạnh và tin cậy thành công thì việc Nga khôi phục những chuyến bay chở khách siêu thanh hoàn toàn có thể thực hiện được.

Đầu tháng 1/2021, Tập đoàn Hàng không Thống nhất (UAC) của Nga tuyên bố bắt đầu chế tạo loại máy bay chở khách phản lực siêu thanh mới vào năm 2022, năm thập kỷ sau khi chiếc máy bay siêu thanh Tu-144 ra mắt.

RT dẫn lời Bộ trưởng Công nghiệp Nga Denis Manturov cho biết các mô phỏng bay nhằm thể hiện khả năng của chiếc máy bay phản lực mới sẽ được tiến hành trong vòng ba năm tới.

Ông cho biết thêm rằng các chuyên gia sẽ tiến hành các nghiên cứu để cải thiện các tính năng khí động học và tăng tỷ lệ tải.

"Nhiều công việc sẽ phải hoàn tất trong cùng kỳ để chuẩn bị một gói tài liệu nhằm điều chỉnh tiến trình đánh giá sự phù hợp của các máy bay phản lực siêu thanh", ông Manturov nói.

Nga là nước đầu tiên trên thế giới chế tạo và đưa vào hoạt động loại chiếc máy bay phản lực chở khách siêu thanh. Chiếc Tu-144 được đưa vào bay thử năm 1968 và bắt đầu tham gia chở khách vào năm 1977.

Tuy nhiên, loại máy bay này chỉ hoạt động trong vòng một năm, bị coi là không khả thi về mặt kinh tế và có nguy cơ mất an toàn. Điều tương tự cũng xảy ra với Concorde, chiếc máy bay phản lực siêu âm tương tự do Anh - Pháp chế tạo.

Năm 2018, khi chứng kiến chuyến bay thử nghiệm của chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, một phiên bản dân dụng của chiếc máy bay siêu thanh này có thể là một triển vọng thương mại khả thi.

Được thiết kế bởi Phòng Thiết kế Tupolev thời Liên bang Xô viết, chiếc Tu-160 là chiếc máy bay siêu thanh lớn thứ hai trên thế giới, chỉ nhỏ hơn chiếc XB-70 Valkyrie về kích thước chiều dài.

Hòa Bình

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/nga-dung-dong-co-oto-phat-trien-dong-co-sieu-thanh-3427528/