Nga đưa ra mảnh vụn Tomahawk, chứng minh Pantsir-S1 đã bắn nát tên lửa liên quân

Nga vừa trưng ra bằng chứng là các mảnh vụn được cho là của tên lửa liên quân, bị hệ thống phòng không Syria bắn hạ hôm 14-4 vừa qua. Các mảnh vụn cho thấy chúng bị hệ thống Pantsir-S1 bắn nát khi thực hiện vụ đánh chặn.

 Sau bao ngày chờ đợi cuối cùng Nga cũng cho công bố bằng chứng để chứng minh rằng tên lửa hành trình của liên quân tấn công hôm 14-4 bị bắn hạ tại Syria.

Sau bao ngày chờ đợi cuối cùng Nga cũng cho công bố bằng chứng để chứng minh rằng tên lửa hành trình của liên quân tấn công hôm 14-4 bị bắn hạ tại Syria.

Cuộc tấn công quy tụ 3 cường quốc quân sự mạnh nhất của phương Tây với việc sử dụng đồng loạt sức mạnh không quân và hải quân.

3 loại tên lửa hành trình mạnh nhất thế giới đều được sử dụng một lúc bao gồm Tomahawk, SCALP-EG và AGM-158.

Tomahawk được phóng từ tàu chiến Mỹ, Scalp EG/Storm Shadow được phóng từ máy bay Anh và Pháp và AGM-158 JASSM được phóng đi từ máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ.

Theo công bố chính thức của Lầu Năm Góc, liên quân Anh-Pháp-Mỹ đã bắn tổng cộng 105 tên lửa nhằm vào các mục tiêu tại Syria trong đêm 13-4 (theo giờ địa phương).

Trong số này tên lửa Tomahawk vẫn chiếm số lượng lớn nhất với 66 quả, tên lửa SCALP-EG/Storm Shadow: 20 quả và cuối cùng là 19 quả tên lửa AGM-158.

Khu trục hạm lớp Aquitaine của Pháp phóng 3 tên lửa hành trình SCALP. Từ trên không 2 máy bay ném bom B-1B Lancer phóng 19 quả tên lửa hành trình AGM-158. Tiêm kích Rafale và máy bay Tornado của Anh phóng tổng cộng 13 quả tên lửa SCALP-EG/Storm Shadow.

Nga và Syria đã tuyên bố rằng họ đã đánh chặn được 71 trên tổng số 103 tên lửa của liên quân Anh-Pháp-Mỹ bắn vào Syria.

Tuy nhiên phía Mỹ không thừa nhận, họ còn cho rằng 100% tên lửa của họ trúng đích. Tranh cãi tiếp tục nổ ra xem liệu số liệu bên nào mới là thật.

Cho đến hôm nay Nga đã chính thức công bố những mảnh vỡ được cho là từ tên lửa hành trình của liên quân bị bắn hạ.

Nga trưng những mảnh vỡ, đồng thời ghi rõ nó thuộc bộ phận nào của tên lửa.

Hình ảnh vòng tròn trắng đánh dấu chính là vị trí đạn pháo 30mm của hệ thống phòng không Pantsir-S1 xuyên thủng.

Hình ảnh các mảnh vỡ của tên lửa hành trình được Nga trưng ra trước truyền thông nhằm khẳng định cho tuyên bố của mình.

Mảnh vỡ của tên lửa Storm Shadow/SCALP được sử dụng bởi Anh và Pháp.

Vỏ tên lửa bị đạn pháo từ hệ thống Pantsir-S1 xé nát.

Động cơ tên lửa Tomahawk còn khá nguyên vẹn.

Tất cả những mảnh vỡ được Nga thu thập và trưng ra. Tuy nhiên các mảnh vỡ quá ít ỏi chỉ khoảng vài ba tên lửa so với con số 71 tên lửa hành trình được Nga tuyên bố rằng Syria đã bắn hạ.

Giới truyền thông vẫn đang xem xét tính xác thực của những mảnh vỡ được coi là từ tên lửa hành trình liên quân bị bắn hạ.

Nhưng dù sao cũng cho thấy có thể đã có một số tên lửa hành trình của liên quân bị bắn hạ, trái ngược với tuyên bố 100% tên lửa trúng đích của Mỹ.

Với nhiều mảnh vỡ lỗ chỗ đạn của Pantsir-S1, một lần nữa hệ thống này lại được vinh danh.

Giới quan sát nhận định, Pantsir-S1 chính là hệ thống có khả năng đánh chặn hiệu quả nhất các tên lửa hành trình so với các hệ thống phòng không cổ lỗ sĩ của Syria.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, do tên lửa hành trình của liên quân bay quá thấp nên radar của các hệ thống đánh chặn tầm trung và xa của Syria gần như vô dụng.

Hoặc giả chăng có thể phát hiện thì tên lửa đánh chặn cũng "bất lực" khi không thể bẻ góc tấn quá lớn để phá hủy tên lửa hành trình.

Vì vậy hệ thống pháo trên Pantsir-S1 chính là giải pháp hiệu quả nhất để đánh chặn tên lửa hành trình đang bay thấp.

Tại chiến trường Syria, Pantsir-S1 đã hơn 100 lần lập công bắn hạ các mục tiêu bay.

Danh tiếng của Pantsir-S1 đã vượt qua cả hệ thống S-400 của Nga đang triển khai tại đây.

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 đã được Nga triển khai tại Syria kể từ khi chiến đấu cơ Nga Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến phi công thiệt mạng.

Pantsir-S1 hoặc tác chiến độc lập, hoặc phối hợp cùng hệ thống S-400 chuyên đánh tầm cao nhằm tạo ra chiếc lá chắn thép bảo vệ lực lượng Nga cũng như đồng minh.

Sức mạnh từ hệ thống phòng không Pantsir-S1 chính là sự kết hợp giữa pháo và tên lửa đem lại một lưới lửa dày đặc tầm thấp bảo vệ chắc chắn căn cứ trước sức tấn công của đối phương.

Hệ thống sử dụng radar bắt bám mục tiêu và theo dõi hai băng sóng 1RS2-1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 32-36km, theo dõi cách 24-28km với mục tiêu diện tích phản xạ radar 2m2.

Radar 1RS2-1 là thành phần đầu của hệ thống điều khiển hỏa lực, phần còn lại là kênh quang - điện với khí tài ảnh nhiệt và hồng ngoại.

Với hai kênh dẫn đường này cho phép Pantsir-S1 tấn công hai mục tiêu cùng lúc.

Pantsir S1 lắp đặt 12 ống phóng chứa tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E với tầm bắn tối đa 20km, độ cao bắn hạ 15km.

Ngoài ra còn có hai pháo tự động 2A38M cỡ 30mm có tốc độ bắn 2.500 phát/khẩu, tầm bắn hiệu quả từ 20m tới 4km, độ cao từ 0m tới 3km.

Với mật độ hỏa lực dày đặc tạo ra ở tầm thấp, các mục tiêu bay tầm thấp sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu gặp phải hệ thống đánh chặn này.

Với việc kết hợp cả pháo bắn tốc độ cao và tên lửa phòng không đánh chặn có khả năng diệt mục tiêu từ khoảng cách 20km, trần bay 15km, Pantsir-S1 không những đe dọa cả máy bay cường kích bay thấp mà còn cả máy bay tiêm kích bay cao.

Nga cũng cho biết mới chuyển cho Syria gần 40 tổ hợp Pantsir-S1 để tăng cường sức mạnh phòng không nước này.

Dù đánh giá hiệu quả trong việc tác chiến chống lại các mục tiêu bay kể cả tên lửa hành trình, nhưng trong tay các xạ thủ Syria chưa chắc hệ thống này đã phát huy tối đa năng lực chiến đấu.

Mặt khác dù có các bằng chứng để khẳng định các tên lửa của liên quân đã bị bắn hạ, nhưng các mẫu thu thập ít, lại không có các hình ảnh hiện trường tên lửa bị rơi khiến giới quan sát nghi ngờ về con số 71 tên lửa bị bắn hạ là sự phóng đại. Hình ảnh toàn cảnh mẫu vật trong buổi công bố bằng chứng của Nga.

Vì vậy có thể con số 23 tên lửa bị bắn hạ như tuyên bố ban đầu của chính quyền Syria sẽ là con số hợp lý hơn cho việc tên lửa liên quân bị bắn hạ.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-nga-dua-ra-manh-vun-tomahawk-chung-minh-pantsirs1-da-ban-nat-ten-lua-lien-quan/765623.antd