Nga dự trữ vàng kỷ lục sau bán tháo trái phiếu Mỹ

Việc dự trữ vàng của chính phủ Nga còn được xem là một kênh đầu tư an toàn và thậm chí có hiệu suất sinh lời cao trong mọi triển hạn...

RT ngày 25/7 đưa tin, lượng vàng dự trữ của Nga đã đạt gần 2.000 tấn, tiến sát tới mức kỷ lục của Liên Xô, sau khi Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) bổ sung thêm 106 tấn vàng thỏi trong nửa đầu năm nay.

Dự trữ vàng của Nga đã góp phân nâng tỷ trọng kim loại quý trong danh mục đầu tư ngoại hối của nước này đạt kỷ lục 18% vào tháng 6/2018.

Tăng dự trữ vàng là một phần kế hoạch đa dạng hóa dự trữ quốc gia của Moscow, tránh xa đồng USD.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Nga đã tung ra thị trường một lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ, khiến trị giá trái phiếu chính phủ Mỹ mà Nga nắm giữ đã giảm từ 96,1 tỷ USD trong tháng 3/2018 xuống chỉ còn 14,9 tỷ USD trong tháng 5/2018.

Nga tăng nhanh dự trữ vàng

Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina thì việc: tăng dự trữ vàng-giảm lượng trái phiếu chính phủ Mỹ, là dựa trên đánh giá về tình hình tài chính, kinh tế và địa chính trị của nước Nga và của thế giới tác động tới Nga.

Nếu như Nga đã loại mình ra khỏi danh sách 33 chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất đối với trái phiếu chính phủ Mỹ, thì ngược lại trữ lượng vàng hiện tại đang tiến gần mức kỷ lục của Liên Xô là 2.800 tấn vào năm 1941.

Trong thập kỷ qua, tỷ trọng vàng dự trữ của Nga đã tăng gấp 10 lần, từ đó giúp cho tổng dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đạt gần 490 tỷ USD và theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Nga thì quỹ ngoại hối của Nga sẽ đạt 500 tỷ USD ngay năm nay.

Lịch sử khủng hoảng tiền tệ đã chứng minh việc dự trữ kim loại quý - đặc biệt là dự trữ vàng - đã tạo ra một hàng rào hiệu quả nhất trong việc chống lại những cú sốc tài chính, thậm chí còn giúp nhiều quốc gia vượt qua khủng hoảng tài chính.

Tuy nhiên, giới chuyên gia tài chính vẫn luôn hoài nghi phía sau việc chính phủ Nga gia tăng nhanh chóng lượng dự trữ vàng, trong khi lại chủ động giảm mạnh lượng trái phiếu chính phủ Mỹ. Mục đích thực sự của Moscow là gì?

Theo lý thuyết tiền tệ, nền tảng của đồng tiền mỗi quốc gia là hàng hóa và được đảm bảo bằng vàng. Do vậy, giá trị đồng nội tệ sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố này và khi một yếu tố giảm hoặc không bền vững thì yếu tố còn lại phải đảm bảo và bền vững.

Nền kinh tế hàng hóa của Nga đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế, dù đạt được những thành quả, song chưa thể đảm bảo được sự ổn định. Một phần do Nga đang bị cấm vận, một phần do kinh tế tiêu dùng vẫn còn đóng góp khiêm tốn vào GDP.

Chính vì vậy, để bảo đảm ổn định cho đồng rúp - tránh cú sốc khủng khiếp như giữa năm 2014 - việc chính phủ Nga tăng dự trữ vàng là cần thiết và hợp lý. Sức mạnh nền tài chính Nga đang có được nhờ rất lớn vào chính sách tăng dự trữ vàng.

Nhưng giảm nhanh lượng trái phiếu chính phủ Mỹ

Không những vậy, việc dự trữ vàng của chính phủ Nga còn được xem là một kênh đầu tư an toàn và thậm chí có hiệu suất sinh lời cao trong mọi triển hạn - cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bởi theo các chuyên gia trong ngành khai thác mỏ và chuyên gia về tài chính, thế giới có thể cạn kiệt vàng trong hai thập kỷ tới và điều này dự báo giá vàng sẽ tăng mạnh, có thể lên tới 3.000 USD/ounce hoặc hơn thế nữa.

Đặt một bài toán kinh tế thường thức sẽ cho rõ thấy hiệu quả trong dự trữ vàng của Nga.

Tới đầu giờ sáng 26/7, giá vàng thế giới giao ngay, có mức 1.231 USD/ounce. Giá vàng tăng mạnh do USD sụt giảm giá trị.

Tính theo giá hiện vàng hiện tại trên thị trường thế giới, 2.000 tấn vàng dự trữ của Nga sẽ có giá trị là : (2.000 x 32.150 x 1.231) = 79,153 tỷ USD. (1 tấn vàng = 32.150 ounce)

Tính theo giá triển hạn 20 năm, 2.000 tấn vàng dự trữ của Nga khi đó có giá trị là : (2.000 x 32.150 x 3.000) = 192,900 tỷ USD. Chênh lệch giá trị trong triển hạn này là: 192,900 - 79,153 = 113,747 tỷ USD.

Tỷ suất sinh lời là : 113,747 / 20 / 79,153 x 100 = 7,19%/năm. Đó là chỉ tính giá trị chênh lệch trong triển hạn, chứ không tính giá trị theo chuỗi niên kim trong thời hạn 20 năm, đã cho thấy tỷ suất sinh lời quá cao so đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Cho dù chỉ là ước đoán của các chuyên gia, song điều đó không phải là không có cơ sở, bởi lượng tài nguyên vàng ngày càng cạn kiệt, cho nên giá trị của kim loại quý này gia tăng là xu thế tất yếu.

Còn việc Nga giảm nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ - ngoài tỷ suất sinh lời thấp, mà được xem như đưa tiền cho Mỹ sử dụng - thì vấn đề còn ở thói quen kinh tế hóa chính trị của Washington, thế hiện rõ qua luật hóa trừng phạt Nga hiện nay.

Ngoài đảm bảo sự độc lập của đồng rúp với đồng đô la Mỹ, còn kỳ vọng là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả

Nếu đồng rúp đủ mạnh thì việc Nga nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ với giá trị lớn sẽ có lợi trước chiêu trò này của Washington, nhưng đồng rúp không phải là một ngoại tệ mạnh thì điều này sẽ không có lợi, thậm chí thiệt hại lớn cho Nga.

Quy mô kinh tế Nga nhỏ hơn nhiếu so với kinh tế Mỹ, nên tăng giảm lượng trái phiếu chính phủ Mỹ tác động đối tới kinh tế Mỹ luôn nhở hơn tác động tới kinh tế Nga.

Do vậy, giảm tác động trái chiều từ công cụ tài chính này là rất cần thiết với Moscow.

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/nga-du-tru-vang-ky-luc-sau-ban-thao-trai-phieu-my-3362527/