Nga điều tổ hợp EW mạnh nhất đến sườn Tây

Quân đội Nga vừa nhận thêm vào trang bị Palantin - tổ hợp tác chiến điện tử (EW) được đánh giá là mạnh nhất hiện nay của Nga.

Lô hệ thống Palantin được tăng cường sẽ được ưu tiên trang bị cho Quân khu phía Tây Nga. "Tổ hợp chiến tranh điện tử Palantin đã được trang bị cho lực lượng tác chiến đặc biệt của Quân khu Tây", thông báo của quân khu cho biết.

Hệ thống Palantin với chức năng trấn áp các hệ thống liên lạc vô tuyến, can thiệp vào hệ thống dẫn đường của tên lửa hành trình của đối phương cũng như tiến hành trinh sát-tình báo điện tử từ khoảng cách lên tới 1.000km.

Tổ hợp tác chiến điện tử Nga.

Tổ hợp tác chiến điện tử Nga.

Không những vậy, tổ hợp này có chức năng phân chia-tích hợp, tức là có thể nối kết những tổ hợp chiến tranh điện tử thông minh khác nhau vào trong một mạng hoạt động thống nhất, giúp nâng cao đáng kể hiệu quả ứng dụng.

Điều bất ngờ là ngay trước khi thông tin Nga được tăng cường trang bị Palantin, chuyên gia quân sự Nga Alexander Sitnikov tiết lộ thông tin khá bất ngờ rằng Mỹ có thể đã có cách vô hiệu những hệ thống EW tối tân nhất của Nga.

Thỉnh thoảng một vài vị tướng Mỹ về hưu lên tiếng khen ngợi hệ thống chiến tranh điện tử của Nga là tốt nhất trên thế giới nhưng thực tế, họ vẫn đánh giá quân đội Mỹ hùng mạnh nhất.

Chính vì vậy, trong báo cáo của Cơ quan DARPA Mỹ mới được công bố về việc thực hiện bản một hợp đồng trị giá 9,6 triệu USD.

Điều thu hút sự chú ý đó là khoản tiền này được dùng để cung cấp những hệ thống liên lạc thay thế có khả năng hoạt động trong những điều kiện nhiễu sóng vô tuyến điện mạnh cho các đơn vị tại Syria và Iraq - những chiến trường Mỹ cho rằng đang bị lực lượng EW can thiệp làm ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của họ.

Tài liệu của DARPA chỉ mục đích thực hiện hợp đồng mới: "Chương trình được tài trợ bằng ngân sách của Lầu Năm Góc nhằm mục đích tự vệ trước các cuộc tấn công mà đứng đằng sau có thể là các phương tiện EW của Nga..."

Dù không có thông tin cụ thể nhưng theo nguồn tin này, có thể người Mỹ dùng phương pháp lượng tử, nhưng căn cứ vào giá trị nhỏ bé của bản hợp đồng, nhiều khả năng các thiết bị đơn giản hơn đã được sử dụng. Có thể, đó là các hệ thống laser công suất lớn.

Đầu tiên, tín hiệu ánh sáng sẽ được truyền từ trinh sát cho thiết bị không người lái đặc biệt, nó sẽ truyền tiếp cho đối tượng tiếp nhận. Trong trường hợp này, các phương tiện chiến tranh điện tử tối tân của Nga hoàn toàn trở nên vô dụng.

Để thiết lập mạng lưới liên lạc thay thế đầy đủ cần cả một đội quân thiết bị bay không người lái thường xuyên lượn lờ trên không. Trong điều kiện chiến tranh thực sự điều đó là rất khó. Nhưng theo các chuyên gia, để các nhiệm vụ đơn lẻ ở khu vực không có liên lạc điện đàm thì đó là thứ thích hợp.

Mặc dù những giả thuyết đưa ra hoàn toàn có lý nhưng trong hầu hết hợp đồng của cả DARPA và Nga, từ trước đến nay đều được thực hiện tuyệt mật. Chính vì vậy, khả năng thực tế của Palantin và năng lực đối phó của Mỹ hiện vẫn là điều bí ẩn.

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-dieu-to-hop-ew-manh-nhat-den-suon-tay-3397200/