Nga đang có lực lượng quân đội mạnh nhất kể từ thời Liên Xô cũ

Theo một báo cáo gần đây của một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London, lực lượng vũ trang của Nga đang có sức mạnh và năng lực nhất kể từ khi Liên Xô tan rã gần 30 năm trước.

Máy bay tầm xa của Không quân Nga bắn trúng mục tiêu IS ở Syria .

Máy bay tầm xa của Không quân Nga bắn trúng mục tiêu IS ở Syria .

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tự giải thể vào những ngày cuối cùng của năm 1991, Liên bang Nga chỉ nổi lên là một trong 15 nước cộng hòa mới thừa hưởng nhiều vũ khí chiến tranh của Hồng quân. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga ngày càng sâu sắc trong suốt thập kỷ, các lực lượng vũ trang cũng suy yếu về quyền lực.

Tuy nhiên, gần đây, một tổ chức tư vấn của Vương quốc Anh có tên Hawkish London Think Tank Frets cảnh báo rằng, hơn 20 năm xây dựng lại, cải cách và tái đầu tư, các lực lượng vũ trang của Nga trở thành lực lượng mạnh nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Hôm 30/9, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đã công bố một "hồ sơ chiến lược" về hiện đại hóa quân đội Nga, ghi lại những thay đổi trong tư duy và thực tiễn trong lực lượng vũ trang Nga và một số tác động của chúng đối với các cường quốc phương Tây.

Báo cáo kết luận: “Mặc dù nhỏ hơn đáng kể so với các lực lượng tiền nhiệm thời Liên Xô, nhưng các lực lượng này được trang bị tốt hơn, với quân nhân ngày một chuyên nghiệp”.

“Khi kết hợp với chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Moscow, các lực lượng vũ trang của Nga vào năm 2020 đã tạo nên một sức mạnh khó vượt qua”.

Năm 2018, báo cáo Chiến lược Quốc phòng của Lầu Năm Góc cảnh báo về “một trật tự quốc tế hậu Thế chiến II có khả năng phục hồi nhưng đang suy yếu”, trong đó vị trí cường quốc thế giới của Washington đang phải đối mặt với những thách thức mới từ các quốc gia như Nga và Trung Quốc.

Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương năm 2019 cũng mô tả Nga là một "Chủ thể độc hại hồi sinh", theo đó "tìm cách thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Moscow trong khi làm suy yếu vai trò thống trị của Mỹ và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một Viện như IISS ủng hộ quan điểm như vậy. Theo IISS, quân đội Nga ở trong tình trạng bất ổn sâu sắc cho đến khi xảy ra cuộc xung đột với Gruzia năm 2008, trong đó, các lực lượng Nga đến để bảo vệ các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở hai nước cộng hòa ly khai thuộc bang Caucasia - Abkhazia và Nam Ossetia.

Chương trình cải cách "Diện mạo mới" tuân theo cấu trúc chỉ huy đơn giản hóa và ưu tiên các lữ đoàn làm nòng cốt của quân đội mới. Kết quả là sự gia tăng tính chuyên nghiệp và năng lực đã cho phép họ tham gia vào cuộc chiến ở Syria.

Hệ thống tên lửa Iskander-M trong một cuộc trình diễn máy quân sự tại bãi tập Alabino.

Tuy nhiên, hiện đại hóa công nghệ sâu rộng cũng giúp tăng hiệu lực của vũ khí. Một số vũ khí mới mà báo cáo ghi nhận bao gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M và xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 trong lục quân; tên lửa hành trình 3M14 Kalibr và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Project 955 Borei trong lực lượng hải quân; và máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57, cũng như máy bay ném bom siêu thanh Tu-160, gần đây đã được tiếp tục sản xuất trong lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

Báo cáo cũng lưu ý rằng, các lực lượng hạt nhân của Nga, tồn tại sau những năm 1990 hỗn loạn, là lực lượng tốt nhất so với bất kỳ lực lượng vũ trang nào, vẫn là mối đe dọa mạnh mẽ nhất, đặc biệt là với khả năng siêu thanh mới của họ và tiếp tục chuyển từ tên lửa đạn đạo với bệ phóng cố định sang các bệ phóng di động.

“Chi tiêu quốc phòng đã giảm mạnh vào đầu những năm 1990, tình hình trở nên trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Tuy nhiên, nó đã phục hồi phần nào trong đầu những năm 2000, với một cải tiến đáng chú ý hơn nữa trong hầu hết những năm 2010. Mục tiêu của chính phủ hiện nay là đảm bảo một trạng thái tài trợ ổn định sẽ hỗ trợ quá trình cải cách và hiện đại hóa được thực hiện trong thập kỷ trước”, báo cáo lưu ý.

"Mặc dù nhỏ hơn nhiều so với thời Xô Viết, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng vẫn có ý nghĩa quan trọng, là một nhà tuyển dụng quan trọng và là một lĩnh vực chính mà một số thành phố vẫn phụ thuộc".

Cùng với đó, theo một báo cáo vào tháng 4 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), khi tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2019 của Nga ở mức 3,9%, gánh nặng chi tiêu quốc phòng của Nga thuộc hàng cao nhất ở châu Âu, xét về ngân sách chi tiêu quy ra đô la.

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/nga-dang-co-luc-luong-quan-doi-manh-nhat-ke-tu-thoi-lien-xo-cu-509139.html