Nga chứng minh JAGM Mỹ không mạnh như tuyên bố

Dù Mỹ tuyên bố JAGM có thể đối phó hầu hết những cỗ tăng tối tân nhất hiện nay của Nga, nhưng chuyên gia Nga chứng minh điều ngược lại.

Tuyên bố JAGM có thể phá hủy mọi cỗ tăng tói tân nhất hiện nay được Đại tá Thủy quân lục chiến Mỹ, David Warnick đưa ra trong sự kiện Mỹ chính thức đưa vào trang bị JAGM do Lockheed Martin phát triển để thay thế tên lửa Hellfire hiện đang có trong trang bị. Ngoài ra, tên lửa này còn thay thế cả TOW và cả các tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.

JAGM mang rất nhiều kỳ vọng của của cả Không - Hải quân và Thủy quâ lục chiến Mỹ bởi đây là thế hệ vũ khí đa năng, được trang bị đầu đạn tự dẫn đa chế độ có khả năng phát hiện và nhận diện mục tiêu nhờ các thuật toán thiết lập sẵn. JAGM có thể lắp đầu đạn xuyên phá (độ xuyên giáp lên tới 1200 mm) hoặc đầu đạn nổ phá mảnh.

Bộ phận quan trọng nhất của JAGM là đầu đạn tự dẫn đa chế độ công nghệ cao với hệ thống dẫn đường laser, radar và hồng ngoại. JAGM tương thích với tất cả các loại ống phóng trên các máy bay hiện đại của Mỹ. Trong các cuộc thử nghiệm, với cả 3 hệ thống dẫn đường tên lửa đã hoạt động đồng thời một cách hiệu quả và bảo đảm truyền tải ổn định dữ liệu viễn trắc về trạm chỉ huy điều khiển.

Đầu đạn tự dẫn tổng hợp là một bước phát triển hoàn toàn mới. Nó là sự kết hợp giữa đầu đạn tự dẫn hồng ngoại thụ động, laser bán chủ động (để tiêu diệt các mục tiêu riêng lẻ với tác dụng phụ tối thiểu) và radar chủ động (sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu và nhiều khói bụi trên chiến trường).

ATGM được chế tạo trong khuôn khổ dự án JAGM theo kế hoạch sẽ được trang bị đầu đạn đa năng - lũy tích (dồn đương lượng nổ về hướng mục tiêu), xuyên phá và nổ phá mảnh. Nhờ đầu đạn tối tân mà tên lửa này có thể tiêu diệt đại đa số các xe tăng và xe bọc thép, còn đầu đạn xuyên phá và nổ phá mảnh phát huy công dụng đối với mục tiêu là nhà cửa, hầm trú ẩn, tàu thuyền và các mục tiêu được gia cố chắc chắn khác.

Tên lửa JAGM có tầm tấn công không quá 16 km. Nếu được phóng ra từ máy bay, tầm xa của JAGM có thể đạt 28 km. Tên lửa này có tầm xa và tính sát thương lớn hơn, hệ thống dẫn đường tên lửa hiện đại hơn so với các dòng cạnh tranh với nó trên thị trường. JAGM sẽ được trang bị trên các máy bay phản lực, trực thăng và UAV các loại đang được Mỹ sử dụng, có thể cải tiến để trang bị cho Lục quân, Không quân và Hải quân cũng như Thủy quân lục chiến.

Đại tá David Warnick cho rằng, với tính năng tối tân của JAGM, đặc biệt là kiểu đánh đột nóc, tên lửa này đủ sức đối phó với mọi loại tăng tối tân nhất hiện nay, kể cả tăng T-14 Armata của Nga. Tuy nhiên theo Giám đốc tạp chí "Kho vũ khí dân tộc", chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, mọi chuyện không hề tốt đẹp như tuyên bố của Mỹ.

Bởi trong lần đầu mang đến Syria và khai hỏa hôm 14/4/2018, loại tên lửa mới này của quân đội Mỹ phần lớn đã bị các hệ thống phòng thủ của quân đội Syria bắn hạ. Như vậy rõ ràng "tên lửa với công nghệ tàng hình" thế hệ mới của Mỹ đã bị các hệ thống phòng không từ thời Xô Viết bắn hạ. Đây thực sự là công nghệ hiện đại?

JAGM có nhiều tính năng tương đối giống với tên lửa không đối đất của Nga, tuy nhiên tên lửa của Nga có nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn. Những tên lửa của Nga đã trải qua các cuộc thử nghiệm ở Syria và kết quả chúng tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, ông không cho biết loại tên lửa nào của Nga đang được nhắc đến. (Ngọc Hòa)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/anh-nong/nga-chung-minh-jagm-my-khong-manh-nhu-tuyen-bo-3392442/