Nga chỉ sức mạnh thật Hải quân Trung Quốc: Dọa ai?

Nãy giờ chúng ta toàn bàn về vấn đề số lượng, mà chưa một lời nào đả động đến chất lượng. Trong khi lẽ ra nhất định phải nói về chất lượng.

Đã không còn là một điều bí mật với bất kỳ ai cái thực tế là phương pháp chủ yếu được các công trình sư Trung Quốc ứng dụng cho bất kỳ một loại phương tiện kỹ thuật quân sự nào mới về nguyên tắc, – đó là phương pháp “reverse engineering” (nguyên văn- tạm dịch: kỹ thuật đảo ngược, xin bạn đọc am hiểu chỉ giáo).Nếu dùng cách nói đơn giản hơn, đó là nhân bản.

Phương pháp trên, về mặt nguyên tắc, đã được thử thách và kiểm nghiệm, và trong lĩnh vực này người Trung Quốc rất xứng đáng là bậc sư phụ. Để có thể sao chép/nhân bản, cần phải có một cái gì đó để làm mẫu.

Và nếu như đối với tàu mang máy bay thì mọi việc đều rất ổn (mua “Varjag” của Ucraine nói là để làm casino nổi), nhưng vẫn còn có những thứ khác mà Ucraine không thể bán. Đơn giản bởi vì không có để mà bán.

Và cũng còn những thứ tuy đang có, nhưng (Trung Quốc) không thể khai thác được bằng bất cứ mánh khóe hoặc cái bẫy nào. Cũng đơn giản bởi vì chính chủ sở hữu cũng đang rất cần chúng.

Chính vì thế mà, mặc dù Trung Quốc cũng có những tàu ngầm hạt nhân như vậy, không phải việc nào cung đều đáng “hồ hởi phấn khởi” cả.

Nếu như tin vào Cơ quan Tình báo Mỹ, mà cụ thể là Cơ quan tình báo hải quân ONI,- một cơ quan tình báo Mỹ chưa từng phút nào rời mắt khỏi khu vực (Châu Á- Thái Bình Dương) , thì- ngay cả những tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Trung Quốc các dự án 094 và 093 cũng thua xa các tàu ngầm tương tự thế hệ ba của Nga, tức các tàu ngầm dự án 667 BDR và 671 RTMK, đấy là mới chỉ tính theo tiêu chí tiếng ồn.

Trong khi đó, chúng ta (Nga) đã đưa vào trang bị và đang đóng rất thành công các tàu ngầm hạt nhân thế hệ bốn- và các con tàu này đã kịp trở thành căn bệnh trĩ (nguyên văn) rất khó chịu và đáng sợ ngay cả đối với người Mỹ.

Quả thực là đã tồn tại một nghịch lý là không hiểu tại sao trong toàn bộ thời kỳ sụp đổ của ngành công nghiệp quân sự Xô Viết, thì chỉ riêng các xí nghiệp đóng tàu ngầm hạt nhân lại gần như không bị ảnh hưởng gì. Đấy là một thực tế không chỉ làm chúng ta (Nga) vui mừng, mà còn khiến chúng ta phải ngưỡng mộ.

Kết quả là chúng ta (Nga) có “Severodvinsk” dự án 855 “Yasen” và “Borey” dự án 955. Người Trung Quốc không hề có cái gì tương tự như vậy và sẽ không thể có chúng ngay cả trong tương lai 15- 20 năm nữa.

Tôi có theo dõi một thông tin liên tục chạy trên các mặt báo là Trung Quốc sắp đóng hàng loạt rất nhiều các tàu ngầm hạt nhân, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải có một thái độ với thông tin này tương tự như thái độ đối với tin về các tên lửa động cơ hạt nhân của chúng ta (hoài nghi-ND). Có lưỡi trong miệng, tội gì mà không phát (nói)?

Tuyệt đối không nên tranh luận về việc người Trung Quốc có nguồn tài chính, có cơ sở sản xuất hay không. Ở đây, điểm “nhạy cảm” lại ở chỗ khác: có cái gì đó để mà đóng (có kinh phí-ND), có nơi để đóng (nhà máy-ND). Nhưng không có câu trả lời cho câu hỏi “đóng cái gì?”.

Với công nghệ của ngày mai thì Trung Quốc có vẻ như chưa ổn lắm. Nếu không thì tội gì (họ) phải copy trực tiếp bất cứ thứ phương tiện kỹ thuật quân sự nước ngoài nào mà họ vớ được?

Không, thực ra, lấy ví dụ, tên lửa và xe tăng do Trung Quốc sản xuất thì ổn. Nhưng dù sao thì sự khác biệt giữa tên lửa (dù là tên lửa chống hạm) và phương tiện ngầm hạt nhân (tàu ngầm-ND) mang những tên lửa đó vẫn hiện hữu.

Một bước đột phá bất ngờ trong lĩnh vực khoa học của Trung Quốc? Thực sự hơi khó tin. Có lẽ tôi tin nhiều hơn vào giả thiết cho rằng (họ) mua chất xám trên toàn thế giới bằng đồng nhân dân tệ. Nhanh có thành quả hơn, nhưng đắt hơn.

Chính vì thế mà Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm, nhưng… Nhưng dù sao thì tạm thời vẫn sẽ là hạm đội tàu ngầm “hạng hai”, dù có so sánh với ai đi nữa. Vâng, hiện nay là như vậy, dù có như thế nào thì vẫn là hạng hai...

Một khi đã đề cập đến chủ đề tàu ngầm, cũng cần phải nói tới tình hình của các tàu ngầm phi hạt nhân (tàu ngầm điện- diezel).

Trong lĩnh vực này (đối với các tàu ngầm phi hạt nhân) mọi sự cũng không phải đã tốt đẹp như người Trung Quốc muốn. Nói chung, họ (Trung Quốc) rất khá, họ đã nắm được công nghệ AIP – động cơ Stirtling ngay sau người Thụy Điển và người Nhật.

Nhưng trên các tàu ngầm Trung Quốc là các bản “photocopy” động cơ Stirling Thụy Điển thế hệ đầu (những năm 80 thế kỷ trước), trong khi hiện nay trên các “Gotland” (tàu ngầm Thụy Điển- ND) đã là các động cơ Stirling thế hệ ba.

Còn người Nhật có những gì trên 9 chiếc tàu ngầm dự án “Soryu” của “Nagasaki”, tôi không biết chi tiết (nên không bàn), nhưng tin chắc chắn một điều rằng người Nhật tự mình chế tạo động cơ Stirling mà không cần phải copy của ai cả.

Và một ví dụ sáng chói nhất về việc các tàu ngầm Trung Quốc không phải là “đỉnh cao trí tuệ”, đó là cách hành xử của các đại diện Hải quân Pakistan và Hải quân Thái Lan, - những vị đại diện (phái đoàn) này tuy có thể hiện mong muốn mua các tàu ngầm ít tiếng ồn dự án 041 “Yuan”, nhưng lại không vội vàng chồng tiền lên bàn.

Trong khi đó Trung Quốc đã “lên khuôn” 15 chiếc tàu ngầm kiểu này và đã sử dụng chúng. Có thể, “Yuan” sẽ được xuất khẩu- vấn đề là thời gian và giá cả. Còn giá cả Trung Quốc như thế nào, có lẽ không cần phải giải thích.

Về các tàu sân bay, tôi chi muốn nói rất ngắn gọn. Vâng, họ lên khuôn (đóng), vâng, giá thành không đắt đỏ lắm. Hoàn thiện ư, được, họ biết cách làm.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/nga-chi-suc-manh-that-hai-quan-trung-quoc-doa-ai-3363208/