Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ triển khai tên lửa siêu thanh ở châu Âu

Theo nguyên tắc 'ăn miếng trả miếng', nếu Mỹ triển khai tên lửa siêu thanh ở châu Âu, Nga sẽ thiết lập các hạng mục tương tự, khi đó sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng quân sự - chính trị trong khu vực.

Ngày 29/10, trả lời kênh truyền hình REN TV, chuyên gia quân sự Ivan Konovalov nhận định, việc triển khai tên lửa siêu thanh của Mỹ ở châu Âu sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng quân sự-chính trị rất nghiêm trọng ở châu Âu, khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng đến chính phủ các nước thành viên NATO là đồng minh của Hoa Kỳ. Bởi khi đó, Nga bắt buộc sẽ triển khai các hạng mục tương tự.

Vào ngày 26/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi hoãn lại việc triển khai bất kỳ loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn nào ở các nước châu Âu, đổi lại Nga sẽ hoãn triển khai siêu tên lửa 9M729 tại tỉnh Kaliningrad, phần lãnh thổ châu Âu của Nga.

Tên lửa 9M729 của Nga dài 6-8m, đường kính 0,53m, đầu đạn nặng 450km, là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất bí mật được Nga phát triển vào giữa những năm 2000, bắn thử nghiệm đầu tiên vào năm 2014, 2015. Ảnh: Teller Report.

Tên lửa 9M729 của Nga dài 6-8m, đường kính 0,53m, đầu đạn nặng 450km, là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất bí mật được Nga phát triển vào giữa những năm 2000, bắn thử nghiệm đầu tiên vào năm 2014, 2015. Ảnh: Teller Report.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã từ chối điều này. Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga cho biết chắc chắn Moskva sẽ thực hiện các bước trả đũa nếu tên lửa của Mỹ được triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nguồn tin tình báo Hoa Kỳ cho rằng, tên lửa 9M729 có tầm bắn tới 2.500km. Ảnh: Reuters/Sergei Karpukhin.

Ngày 28/10, Cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ về an ninh quốc gia Robert O'Brien, đã đề cập đến khả năng triển khai tên lửa siêu thanh tầm ngắn và tầm trung ở các nước châu Âu nhằm mục đích kiềm chế Nga.

Ông O'Brien cũng lưu ý, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF (ngày 2/8/2019) ký giữa Liên Xô và Hoa Kỳ về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn ngày 8/12/1987 (có hiệu lực vô thời hạn từ ngày 1/6/1988); và Mỹ đang phát triển vũ khí siêu thanh.

Tên lửa siêu thanh tương lai của Mỹ AGM-183A. Ảnh: Thedrive.

Không chỉ có vậy, Hải quân Hoa Kỳ có kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh cho tất cả các tàu khu trục, trước tiên sẽ được lắp đặt trên các tàu ngầm lớp Virginia và tàu khu trục lớp Zumwalt mới nhất.

Tên lửa siêu thanh AGM-183A được cho có thể đạt tốc độ 6,5-8 lần tốc độ âm thanh. Ảnh: Thedrive.

Theo trang tin The Drive, tên lửa siêu thanh tương lai của Mỹ AGM-183A Air-Launched Rapid Response Weapon (ARRW) có thể đạt đến tốc độ 6,5-8 Mach và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1.600km trong 10-12 phút. Dự kiến vào tháng 9/2022 loại vũ khí này bước đầu sẽ được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Huy Anh/Sputnik

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/nga-canh-bao-hau-qua-neu-my-trien-khai-ten-lua-sieu-thanh-o-chau-au-96910.html