Nga càng ngày càng giống như một pháo đài bị vây hãm

Những sai lầm của Kremlin trên trường quốc tế trong năm 2018.

Xin được giới thiệu bài viết và phỏng vấn chuyên gia của nhà báo Andrey Polunhin về những kết quả hoạt động đối ngoại Nga trong năm 2018- trong loạt bài “tổng kết các mặt công tác” của Nga của báo “Svobodnaia Pressa”.

Bài đăng ngày 25/12/2018 với tiêu đề và phụ đề trên. Các ảnh và phần giói thiệu chuyên gia là của “Svobodnaia Pressa”.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump .Ảnh: AP/TASS)

Báo "Svobodnaia Pressa " tiếp tục chuyên mục “tổng kết” năm (2018). Một trong những chủ đề đau đầu nhất của Nga là các mối quan hệ với Phương Tây.

I.Phần dẫn của Andrey Polunhin

Xét từ góc độ chính sách đối ngoại, đối với nước Nga, năm 2018 là năm đối đầu với Mỹ. Trong suốt một năm qua Washinghton đã không đi chệch nửa bước khỏi đường lối chiến lược của mình: gia tăng sức ép lên Matxcova cho đến khi Kremlin phải chấp nhận gương cờ trắng.

Cuộc chơi nhằm chủ động gây căng thẳng bắt đầu gần như ngay từ đầu năm. Ngày 2/2/(2018) Lầu Năm Góc công bố văn kiện “Tổng quan chính sách hạt nhân”- tức học thuyết hạt nhân mới của Mỹ. Trong học thuyết này người Mỹ dành cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nếu kẻ xâm lược sử dụng vũ khí hóa học, sinh học hoặc là tiến hành một chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn.

Thêm nữa, Mỹ ưu tiên chế tạo các vũ khí hạt nhân công suất nhỏ, và như đã biết- đây là kiểu vũ khí để sử dụng trên chiến trường (chứ không phải là loại vũ khí chỉ có chức năng kiềm chế- ND). Cũng trong văn kiện này, Nga đã được xác định rõ một trong những đối thủ chủ yếu của Mỹ, - đứng cùng hàng với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Iran.

Đồng thời, Mỹ cũng triển khai tấn công trên mặt trận cấm vận. Ngày 30/1(2018), Bộ Tài chính Mỹ công bố” Danh sách Kremlin” gồm 210 quan chức và doanh nhân Nga có quan hệ gần gũi với Chính quyền Nga, ngày 6/4,danh sách này được “bổ sung” thêm để “đáp trả tất cả các hoạt động ác ý của chính phủ Nga trên khắp thế giới”.

Lần này, trong dánh sách “đen” nói trên có thêm 38 quan chức và doanh nhân, kể cả Oleg Deripaska, và cả các cổ phần lớn nhất của họ. Sau đó đồng đôla tăng giá lên 11,3% . Thêm một đòn mạnh nữa (giáng vào Nga) được tung ra vào ngày 8/8/. Những thông tin về việc (Mỹ) chuẩn bị áp dụng thêm một gói biện pháp cấm vận mới chống Nga đã làm đồng rúp Nga mất giá chưa từng thấy trong suốt khoảng thời gian 4 tháng cho đến thời điểm đó.

Ngày hôm sau (9/8), đồng rúp tiếp tục mất giá khi có thông tin về việc Bộ ngoại giao Mỹ dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống Matxcova vì vụ đầu độc cựu đại tá GRU Xergey Skripal tại Salisbery (Anh).

Mặc dù vậy, cho đến phút chót Kremlin vẫn nuôi hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó với Donald Trump. Ngày 16/7, tại Helsinki đã diễn ra cuộc đàm phán chính thức song phương giữa Trump và Vladimir Putin. Sau cuộc gặp, V.Putin đã phát biểu như sau:

“Chúng tôi đã có cuộc trao đổi rất tốt và thêm hiểu nhau hơn”. Nhưng cuộc gặp này đã không cải thiện được quan hệ song phương. Các nhà lãnh đạo hai nước thậm chí còn không thể thống nhất được với nhau về việc có gia hạn Hiệp ước START-3 sẽ hết hiệu lực vào năm 2021 hay không.

Và sau đó thì nói chung là Trump đã từ chối các cuộc tiếp xúc với đồng nghiệp Nga (V.Putin). Cụ thể, đã không diễn ra cuộc gặp “chớp nhoáng” bên lề các hoạt động kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất tại Paris.

Còn vào ngày 28/11, chỉ hai ngày trước khi diễn ra các cuộc đàm phán song phương đã được lên kế hoạch từ trước tại Buenos Aires, người đứng đầu Nhà Trắng đã tuyên bố hủy cuộc gặp trên. Ông (D.Trump) đã ra quyết định hủy cuộc gặp sau khi “nhận được các báo cáo phân tích” về vụ đụng độ giữa các tàu chiến Nga và các tàu Ucraine tại eo biển Kerch ngày 25/11.

Theo chính các nhà ngoại giao (Nga), hai bên đã thống nhất chuẩn bị 3 chủ đề được đưa ra thảo luận trong các cuộc đàm phán tại Argentina như sau- (1) tương lai của Hiệp ước về tên lửa tầm gân và tầm trung (INF), (2) tình hình tại Syria và vai trò của Iran trong cuộc xung đột này, và (3) giá dầu thô trên thế giới.

Vấn đề Ucraine, các biện pháp cấm vận và một số vấn đề đâu đầu khác được đưa ra ngoài chương trình nghị sự. Nhưng Trump đã gửi thông điệp gián tiếp là về nguyên tắc ông đã không còn sẵn sàng thỏa hiệp với V.Putin.

EU cũng đi theo “đường lối” của Washington trong suốt năm 2018 vừa qua. Vào tháng 10, bộ trưởng ngoại giao các nước EU đã nhất trí thông qua chế độ áp đặt các biện pháp cấm vận mới với các thể nhân và pháp nhân có liên quan đến việc chế tạo và sử dụng vũ khí hóa học- dù (cá nhân và thế nhân đó) thuộc dân tộc nào và đang ở đâu. Ngay cả Berlin cũng chối từ sự hợp tác vô điều kiện với Matxcova.

Tháng 4, Thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu tiên tuyên bố là nếu không tính tới những lợi ích trung chuyển của Kiev thì không thể hiện thực hóa (dự án) “Dòng chảy Phương Bắc-2”. Còn ngày 12/12, khi phát biểu tại Bundestag (Quốc hội Liên bang Đức), bà Merkel tuyên bố:

“Chúng ta (Đức) sẽ ủng hộ việc gia hạn các biện pháp cấm vận (Nga). Chúng ta không chấp nhận những yêu sách thực tế của Nga đối với Biển Azov”. Một ngày sau đó, hội nghị thượng đỉnh các nước EU đã nhất trí ủng hộ nghị quyết gia hạn thêm nửa năm các lệnh cấm vận Nga.

Trên thực tế, năm 2018 cho thấy rằng: các đối thủ của Trump sẽ sử dụng vấn đề Nga để làm một cái gậy (để dọa Trump) khi tổng thống đương nhiệm D.Trump vẫn nắm quyền lực.

Còn về phần minh, một mặt, Donald Trump sẽ “vui vẻ” siết chặt các biện pháp thù địch nhằm vào Nga để bằng cách đó bác bỏ những cáo buộc là mình đã “quá mềm mại” trong quan hệ với Matxcova.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nga-cang-ngay-cang-giong-nhu-mot-phao-dai-bi-vay-ham-3372000/