Nga bất ngờ nâng cấp dàn pháo từ thời Liên Xô khiến Mỹ giật mình

Tờ Quan sát quân sự của Mỹ đã bất ngờ về việc Nga đang tích cực quá trình hiện đại hóa những khẩu pháo khổng lồ, đã bị cho nghỉ hưu từ thời Chiến tranh Lạnh.

Nga đã hoàn thành việc nâng cấp pháo tự hành 2S7M Malka mạnh nhất thế giới. Một phát đạn của loại vũ khí này có thể phá hủy hoàn toàn một tòa nhà kiên cố. 2S7M là bản nâng cấp của 2S7 Pion được tạo ra vào những năm 1970.

Nga đã hoàn thành việc nâng cấp pháo tự hành 2S7M Malka mạnh nhất thế giới. Một phát đạn của loại vũ khí này có thể phá hủy hoàn toàn một tòa nhà kiên cố. 2S7M là bản nâng cấp của 2S7 Pion được tạo ra vào những năm 1970.

Khẩu pháo tự hành 2S7 Malka nâng cấp đầu tiên đã sẵn sàng để bàn giao cho các lực lượng vũ trang và các nhà máy của Nga đã chuẩn bị cho việc hiện đại hóa hàng loạt hệ thống pháo hạng nặng này.

2S7M Malka được thay thế hộp số, hệ thống liên lạc nội bộ và đài phát thanh. Các linh kiện nhập khẩu mua ở Ukraine được thay thế bằng linh kiện trong nước. Việc hiện đại hóa đã cải thiện các đặc tính về khả năng cơ động, điều khiển và tất cả các đặc điểm chính của súng.

Theo nhiều chuyên gia quân sự, sự xuất hiện của vũ khí tên lửa đã làm thay đổi nhận thức về vai trò của pháo công suất cao. Hỏa lực khổng lồ của tên lửa hạt nhân chiến thuật đã khiến pháo nòng trơn bị đánh giá là không đủ khả năng hỗ trợ hỏa lực cần thiết cho quân đội.

Tuy nhiên, sự phát triển của tên lửa không kéo dài được lâu. Rõ ràng là việc sử dụng số lượng lớn tên lửa gây ra chi phí tài chính khổng lồ và hiệu quả trong việc chống lại pháo nòng trơn khác xa so với dự kiến. Các tên lửa không cung cấp độ chính xác cần thiết, đắt tiền và phức tạp trong hoạt động cũng như tính cơ động còn nhiều hạn chế.

Việc thiết kế các đạn hạt nhân cỡ nhỏ có cỡ nòng 280-420mm và sau đó là cỡ nòng 152-203mm đã cung cấp một lý do khác cho việc sử dụng pháo phản lực. Việc chế tạo các loại đạn chính xác đã làm tăng hỏa lực của pháo binh. Do đó, các công nghệ hiện đại tạo ra các loại đạn nhỏ hiệu quả và cỡ nòng của chúng không vượt quá 203-210 mm.

Việc Israel sử dụng thành công pháo tự hành 175mm M107 trong cuộc xung đột với các nước Ả rập đã thúc đẩy sự phát triển của các loại pháo công suất lớn của Nga. Nó có thể tấn công các bệ phóng phòng không và nơi triển khai của các tổ hợp radar. Tầm bắn của M107 là 32,5 km và các quốc gia Ả Rập không có gì để chống lại nó.

Liên Xô sau đó đã hồi sinh pháo S-23 và bắt đầu phát triển pháo tự hành có cỡ nòng lớn hơn. Vào tháng 12/1967, Liên Xô bắt đầu thử nghiệm pháo 203mm với tầm bắn 25 km. Loại pháo này có thể phá hủy các cơ sở cũng như công sự ở xa và có thể tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Các yêu cầu kỹ thuật đối với loại súng này được soạn thảo vào tháng 3/1970 và những khẩu pháo 2S7 Pion đầu tiên ra đời đã được cung cấp cho các đơn vị pháo binh công suất cao vào nửa sau của những năm 1970.

2S7 không có tháp pháo và nòng pháo chính được đặt ở phía sau của khung xe bánh xích. Sử dụng đạn xuyên giáp, chủ yếu là các loại đạn nổ phân mảnh cao và đạn hỗ trợ tên lửa. Loại đạn đầu tiên nặng 110 kg và chứa 17,8 kg chất nổ. Tầm bắn tối đa là 37,5 km và tốc độ ban đầu là 960 m/giây.

Loại đạn thứ hai nặng 103 kg và chứa 13,8 kg thuốc nổ, tầm bắn là 47,5 km. Súng cũng có thể bắn các loại đạn xuyên bê tông, hạt nhân và hóa học. Hơn 500 khẩu 2S7 với nhiều cải tiến khác nhau đã được sản xuất trong vòng 16 năm.

Năm 1983, 2S7 Pion được nâng cấp thành 2S7M Malka. Tạp chí Military Balance cho biết vào năm 2018 lực lượng pháo binh của Nga đang trang bị 60 khẩu Malka.

Cuộc giao tranh duy nhất mà 2S7M Malka được sử dụng là trong cuộc chiến ở Nam Ossetia, nơi Gruzia cũng sử dụng một dàn pháo 2S7. Quân đội Gruzia đã bỏ lại tất cả sáu khẩu pháo gần Gori trong khi rút lui. Ngoài ra, cũng có báo cáo về việc 2S7 tham chiến bởi quân đội Ukraine ở Donbass.

Tờ National Interest gần đây đã đưa tin về việc nâng cấp cối 2S4 Tyulpan và pháo Pion 2S7 của Nga. Ấn phẩm của Mỹ không thể hiểu tại sao Nga lại hồi sinh những vũ khí cũ mà nước này tích trữ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Và một trong những lý do có thể đoán là chi phí sản xuất đạn pháo cỡ lớn rẻ hơn rất nhiều.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự cho rằng việc sử dụng pháo công suất cao với đạn thông thường sẽ hiệu quả hơn việc sử dụng máy bay phản lực và máy bay ném bom, đặc biệt nếu nó bắn đạn chính xác. Hoạt động của pháo binh không phụ thuộc vào thời tiết và có tầm bắn xa, độ chính xác cao.

Hỏa lực của pháo công suất cao rẻ hơn nhiều so với xuất kích của máy bay chiến đấu. Pháo công suất cao đặc biệt hiệu quả trong chiến tranh đường phố. Một phát bắn của khẩu pháo 203mm có thể phá hủy hoàn toàn một ngôi nhà lớn và giúp bộ binh hoàn thành nhiệm vụ mà hạn chế được tổn thất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh sức mạnh dàn pháo binh Nga khi đồng loạt khạc lửa trong tập trận bắn đạn thật. Nguồn: BQPN.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-bat-ngo-nang-cap-dan-phao-tu-thoi-lien-xo-khien-my-giat-minh-1546365.html