ng đua vào Nhà Trắng qua góc nhìn của Đại sứ Phạm Quang Vinh

Đại sứ Phạm Quang Vinh đã đưa ra các phân tích về những yếu tố quyết định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ...

Hai ứng viên Joe Biden và Donald Trump - Ảnh: Eurasianew

Hai ứng viên Joe Biden và Donald Trump - Ảnh: Eurasianew

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến giai đoạn vô cùng căng thẳng, hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden cạnh tranh nhau sát sao và nhiều khả năng sẽ có những diễn biến bất ngờ trong những ngày còn lại từ nay đến ngày bỏ phiếu 3/11.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh đã có những phân tích về yếu tố bất ngờ của cuộc bầu cử, tính chính xác của các cuộc trưng cầu dân ý và ảnh hưởng đến cục diện bầu cử thực tế trong cuộc trò chuyện "Cà phê cuối tuần" với VnEconomy.

ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐÃ LÀM ĐẢO LỘN RẤT NHIỀU THỨ

Bối cảnh chính trị Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2020 khác thế nào với cuộc bầu cử năm 2016?

Cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra trong một bối cảnh khác biệt chưa từng có đối với nước Mỹ bởi vì cuộc bầu cử này thực ra phải bắt đầu từ năm ngoái. Bức tranh năm ngoái và bức tranh năm nay rất khác, thậm chí đảo lộn các chiều hướng khác nhau trong cuộc bầu cử của nước Mỹ.

Còn nhớ năm 2016, kết quả cuộc bầu cử trái với dự đoán của nhiều người, kết quả rất bất ngờ. Vào tháng 11/2016 khi ứng cử viên Donald Trump thắng cử, đã có sự bất ngờ rất lớn mà sau này người ta vẫn tiếp tục lý giải.

Ở thời điểm năm 2008, 2009 có khủng hoảng tài chính ở nước Mỹ với rất nhiều khó khăn mà hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama đã đưa kinh tế Mỹ ổn định trở lại và tăng trưởng dương.

Người ta cũng không thể nghĩ được rằng trong lòng nước Mỹ, các bộ phận cử tri đã thay đổi rất nhiều. Khi Tổng thống Trump thắng, người ta nói rằng nước Mỹ đang định vị lại lợi ích của chính mình và trong quan hệ với quốc tế, lợi ích của chính mình là gì, trong lòng xã hội Mỹ đã có sự phân hóa rất lớn do sự phát triển của nước Mỹ. Sự phát triển của kinh tế Mỹ cũng làm mất đi một số công ăn việc làm.

Nếu trước đại dịch, dường như cơ của Tổng thống Trump lớn, trước đại dịch Covid-19 ông Biden phải rất vất vả mới vượt qua vòng đề cử ban đầu của chính Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, đại dịch đã làm thay đổi đi điều đó.

Những ngành nghề thâm dụng lao động ví như ngành cơ khí, chế tạo đã được chuyển ra khỏi nước Mỹ và tạo ra những bộ phận dân cư mất công ăn việc làm, mất địa vị. Trong lòng nước Mỹ, lúc đó nó cũng bộc lộ ra có rất nhiều vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập, bất bình đẳng trong ứng xử xã hội của nước Mỹ giữa các sắc tộc khác nhau trong lòng nước Mỹ. Hay là việc người dân bình thường người ta chán nản với những lời hứa và cách ứng xử của chính trị dòng chính thống và tất cả những cái đó.

Như vậy để nói rằng những vấn đề đó vẫn còn tồn tại trong lòng nước Mỹ năm 2020, nội tại nước Mỹ vẫn còn những bộ phận dân cư có nguyện vọng tìm kiếm địa vị lớn hơn cho mình, nhất là công ăn việc làm và kinh tế. Trong lòng xã hội nước Mỹ vẫn có những sự xung đột sắc tộc, trong lòng nước Mỹ vẫn có những sự chán ngán, muốn một cuộc đổi mới làm sao cho lãnh đạo chính trị phải phục vụ người dân nhiều hơn, trong lòng nước Mỹ cũng định vị lại cam kết quốc tế của mình, chẳng hạn như giảm bớt chi tiêu cho bên ngoài, giảm bớt bao cấp cho đồng minh.

Còn với câu chuyện cách tiếp cận toàn cầu hóa, thương mại thế giới, người ta cũng tính khác và cam kết biến đổi khí hậu, trong lòng nước Mỹ người ta đang tính lại hết. Câu chuyện đó vẫn có. Nhưng bây giờ mình nhìn nó rất khác. Nếu trước đại dịch Covid-19, thì những điều này vẫn đang tồn tại. Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn rất nhiều thứ.

Cuộc bầu cử này vào đúng thời điểm cao trào nhất của đại dịch Covid-19. Nếu chúng ta nhớ lại, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu tháng 1/2020 ở châu Á, ở nước Mỹ thì khoảng tháng 3 bắt đầu công bố lệnh khẩn cấp toàn quốc và người ta còn có quá nhiều quan điểm vô cùng khác biệt nhau vào thời điểm đó.

Tổng thống Trump coi như là "bệnh cúm" còn ông Biden thậm chí còn phản đối với quan điểm rằng ông Trump kỳ thị, "gây thù chuốc oán" với Trung Quốc khi Trump vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 gì đó quyết định cấm đi lại với Trung Quốc. Nước Mỹ hiện giờ có 7,89 triệu người mắc Covid-19 và đến hơn 200.000 người chết do bệnh dịch này.

Lần đầu tiên, tất cả 50 bang của Mỹ có lệnh khẩn cấp phải phong tỏa, cách ly xã hội. Cách ly xã hội là câu chuyện gì? Đó là câu chuyện không có công ăn việc làm, kinh tế suy giảm, người dân Mỹ trong khi đó lại chi tiêu bằng tín dụng rất nhiều, vì vậy cũng không có tiền chi trả cho nhu cầu hàng ngày. Học sinh không thể đi học, người lớn không thể giao lưu xã hội. Đó là hai mặt của câu chuyện Covid-19.

Đại dịch cộng với đại phong tỏa tạo ra tâm lý thất vọng trong lòng người dân. Nếu như vào năm 2016, người ta đặt ra câu hỏi làm sao thay đổi chính trị dòng chính của nước Mỹ để mỗi người dân được hưởng lợi ích bình đẳng hơn và làm sao nước Mỹ giảm cam kết với bên ngoài, tập trung phát triển bên trong và kéo lại lợi ích từ bên ngoài về nước Mỹ nhiều hơn. Chính yếu tố này đã đưa ông Trump lên.

Tính đến trước đại dịch các yếu tố trên vẫn còn, và trong lòng nước Mỹ nó vẫn tiếp tục vận động nhưng cái người ta cần nhất là sớm được ổn định và ra khỏi đại dịch để có thể ổn định làm ăn lại ngay bình thường, đó là câu chuyện ngay tức thời và tác động vào tâm lý đời sống, kể cả tâm lý xã hội của người dân.

Có những xu thế vẫn diễn biến từ năm 2016 đến nay trong lòng nước Mỹ nhưng đại dịch lại đặt ra những yếu tố rất mới và rất cấp bách.

Trong bối cảnh như này, ông có thể đưa ra những nhận xét gì về cương lĩnh tranh cử của hai ứng viên Tổng thống Mỹ?

Ở nước Mỹ có hai yếu tố mà ta cần phải suy nghĩ, đó là các đảng và từng mỗi một ứng viên. Thông thường Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ họ cũng đều có những cương lĩnh khác biệt. Nhìn chung trong cuộc tranh cử này, những câu chuyện về công ăn việc làm đời sống, vấn đề nội bộ của nước Mỹ sẽ nổi hơn các vấn đề về mặt đối ngoại.

Trong câu chuyện kinh tế, giữa hai đảng có sự khác biệt rất lớn, đó là tăng phúc lợi, mà tăng phúc lợi thì phải tăng thuế để có thể có tiền cho giáo dục, y tế và hỗ trợ cho người nghèo. Hay là giảm thuế để các doanh nghiệp tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, trang trải được nhiều hơn, tạo động lực phát triển kinh tế.

Xét riêng trong mảng chính sách này, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã vô cùng khác biệt. Hai nhóm này đại diện cho các tập đoàn kinh tế khác nhau. Chẳng hạn như mình thấy đó, phía Cộng hòa ủng hộ dầu mỏ, đá phiến… còn phía Dân chủ ủng hộ biến đổi khí hậu, môi trường…, có rất nhiều quy định về năng lượng sạch. Nếu mà thực thi chính sách biến đổi khí hậu, môi trường và năng lượng sạch sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng cao.

Còn nếu giảm các quy định này đi thì lại ảnh hưởng đến môi trường theo cách nào đó, nhưng sản xuất lại tăng lên. Nếu phúc lợi xã hội nhiều hơn, thuế phải đóng cao hơn.

Tư nhân hóa nhiều hơn, phải tạo công ăn việc làm nhiều hơn để người dân có tiền trang trải cho dịch vụ thiết yếu của mình về y tế, về học hành chẳng hạn. Tất cả những yếu tố đó vốn lâu nay đã gây đối đầu giữa Dân chủ và Cộng hòa.

Còn giữa ông Biden và ông Trump, với ông Trump, có lẽ mọi người đều đã rõ cương lĩnh của ông ấy rồi, từ khẩu hiệu nước Mỹ là trên hết và mang đến lợi ích cho nước Mỹ. Ông Trump nếu thắng cử cũng sẽ tiếp tục làm tới, một là giảm thuế và giảm các quy định làm sao cho doanh nghiệp và tập đoàn lớn phát triển nhiều hơn. Đây là yếu tố rất quan trọng.

Thứ hai, trong đó có cả việc giảm các quy định về môi trường và giấy tờ quan liêu để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Rồi câu chuyện về luật pháp, trật tự nhập cư cũng được siết chặt hơn để làm tốt hơn việc đảm bảo ổn định nước Mỹ.

Còn với ông Biden, câu chuyện môi trường, câu chuyện giáo dục, câu chuyện y tế, phúc lợi xã hội tăng lên thì thuế phải lên. Biden đã nói rằng nếu ông ấy lên chắc chắn ông ấy tăng thuế. Thuế doanh nghiệp Mỹ trước đó giảm từ 35% xuống 25% và ông Biden sẽ tăng thuế nếu ông thắng cử để lấy tiền bù đắp cho chi phí giáo dục và y tế.

Mỗi một bên, gọi là Cộng hòa và Dân chủ, nhưng trong lòng Cộng hòa và Dân chủ cũng có rất nhiều thành phần. Cái đa dạng trong thành phần đó dần dần cũng trở thành yếu tố để tính toán, giữa mỗi ứng cử viên cũng có những điều chỉnh khác nhau, ví dụ đi vào chung chung, người ta sẽ không thể có những cuộc đại cải cách miễn phí giáo dục hay miễn phí y tế mà vừa trợ cấp y tế giáo dục nhưng cũng kết hợp công tư.

Lực lượng cấp tiến thiên tả lại muốn hỗ trợ người nghèo nhiều hơn và muốn giáo dục không mất tiền viện phí nhiều hơn. Vì vậy, họ sẽ tìm một giải pháp trung dung, không quá thiên bên này cũng không quá thiên bên kia.

Còn với vấn đề chính sách đối ngoại, có hai câu chuyện lớn bao gồm cam kết của nước Mỹ với bên ngoài và cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc. Cam kết của nước Mỹ bên ngoài bao gồm cả cam kết về đồng minh, kể cả cam kết trong những hiệp định quốc tế, xu hướng chung là nước Mỹ giảm cam kết với bên ngoài để tập trung cho nội bộ nước Mỹ. Giảm bao cấp bên ngoài để tập trung cho nước Mỹ. Mỗi đời Tổng thống khác nhau có thể mọi chuyện sẽ khác nhưng cam kết nhiều như ngày xưa chắc chắn không có.

Câu chuyện Mỹ - Trung Quốc cũng vậy. Nước Mỹ cho rằng Trung Quốc lợi dụng Mỹ, Trung Quốc đang vươn lên, vị thế và lợi ích của nước Mỹ đang bị đe dọa. Với điều này, cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều đồng thuận, câu chuyện cạnh tranh với Trung Quốc chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục. Nhưng hình thái và cách xử lý cạnh tranh này thì mỗi ứng cử viên một khác.

Ông Biden chắc sẽ vẫn giữ cạnh tranh này để duy trì vị thế của nước Mỹ, thế nhưng sẽ đan xen giữa can dự và hợp tác sẽ vẫn có. Kết nối với các đồng minh, kết nối với các đối tác sẽ khác và sử dụng kênh đa phương cũng sẽ khác. Ông Trump tập trung vào nước Mỹ và sử dụng kênh song phương để đạt được mục đích.

Năm 2020 này là một năm vô cùng khác biệt với những năm khác, do đại dịch Covid-19 khó khăn, do kinh tế nội bộ nước Mỹ có nhiều vấn đề và bản thân Tổng thống Trump từ cơ rất mạnh tự nhiên bị lật hết mất thành tích và thành cơ yếu hơn.

Từ tháng 5/2020 đến nay, phía Mỹ luôn có những bước đi mà đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc xấu đi rất nhiều. Nếu Trump thắng cử năm 2020, chắc chắn sẽ vẫn là cạnh tranh mạnh nhưng theo mạch của năm 2018 và năm 2019, nếu có căng hơn thì cũng theo mạch đó nhiều hơn so với bây giờ. Còn cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc sẽ không chỉ vì vấn đề lợi ích mà còn vì vấn đề ngôi vị số 1, số 2 và chắc chắn còn lâu dài, lúc lên lúc xuống.

VẪN CÓ THỂ CÓ NHỮNG YẾU TỐ ĐẢO CHIỀU

>

Ông có nhận xét gì về vòng tranh luận Tổng thống lần 1, cách tranh luận của hai ứng viên. Có quan điểm cho rằng ông Joe Biden "chiến thắng" trong cuộc tranh luận lần này, ông nghĩ sao về quan điểm đó?

Về cuộc tranh luận này, có rất nhiều ý kiến khác nhau do sự trông đợi và cách tiếp cận rất khác nhau. Báo chí nước Mỹ, dư luận chung của Mỹ cho rằng cuộc tranh luận là một sự hỗn loạn. Báo chí Mỹ cũng cho rằng tình thế nghiêng về ông Biden nhiều hơn, rồi câu chuyện thăm dò dư luận sau đó, điểm dẫn của ông Biden vẫn cao hơn.

Thế nhưng với những người thực sự theo dõi câu chuyện tranh cử, sẽ cần phải đi sâu hơn những câu chuyện chỉ theo bề nổi như vậy. Nước Mỹ bước vào cơ hội tranh cử chưa từng có. Tôi muốn nhắc lại câu chuyện mà hai ứng viên dường như cơ hội đảo chiều nhau, giữa năm 2019 và 2020. Nó sẽ tiếp tục là nhân tố làm bấp bênh và sát sao cuộc bầu cử ấy.

Nếu trước đại dịch, dường như cơ của Tổng thống Trump lớn, trước đại dịch Covid-19 ông Biden phải rất vất vả mới vượt qua vòng đề cử ban đầu của chính Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, đại dịch đã làm thay đổi đi điều đó.

Thăm dò dư luận, nếu nói là điểm dẫn của ông Biden tương đối ổn định và ngày một xa hơn từ tháng 5/2020 đến giờ, nó cũng rất sát với diễn biến của đại dịch Covid-19 việc quản lý kém hiệu quả của chính quyền Mỹ, mà cũng chẳng riêng nước Mỹ, còn rất nhiều nước châu Âu khác cũng vậy. Vậy cần phải đi sâu vào việc, mục đích của Trump, mục đích của Biden là gì và từ đó soi lại vậy thì thành hay chưa? Và thành hay chưa thì sẽ tác động đến diễn biến bầu cử Mỹ từ nay đến tháng 11/2020.

Ông Trump có lẽ không thể nào khuếch trương mà phải cố tránh nói về thất bại trong kiềm chế đại dịch Covid-19. Nhưng chắc chắn Trump muốn khơi lại niềm tin rằng Covid-19 sắp qua rồi, vắc-xin sắp có rồi, cao điểm của đại dịch Covid-19 rồi cũng sẽ qua. Và nếu qua như vậy, ông muốn khẳng định với người Mỹ rằng chỉ có ông mới giải quyết được vấn đề kinh tế và 3 năm rưỡi qua ông đã làm rất tốt, đưa nước Mỹ tăng trưởng dương trở lại, đưa công ăn việc làm trở lại nước Mỹ.

Vì Covid-19, con số ủng hộ ông Trump xoay quanh 40,43%, thấp hơn khá nhiều so với ông Biden. Thế nhưng nếu chúng ta nhìn lại, từ khi ông tranh cử cho đến khi ông bị luận tội, hay bị đại dịch, kinh tế như thế này, con số đó không thay đổi nhiều. Như vậy cơ sở nòng cốt để ủng hộ ông Trump vẫn còn. Vậy trong tranh luận này, rõ ràng Trump muốn củng cố lực lượng cử tri mà ông đang có. Với cuộc tranh luận gần nhất, dường như ông cố gắng tối đa nhất để giữ lực lượng cử tri ủng hộ ông nhiệt tình nhất.

Phía Biden đang dẫn lúc nào cũng hơn 50% mà so với đối thủ thì ông Biden hơn 8 hoặc 9%, con số đó cao tương đối và từ tháng 5/2020 đến nay, ông phải củng cố tỷ số này. Tuy nhiên Biden cũng đứng trước thách thức, mỗi một dịp tranh luận ông hay bị lỡ lời. Dẫu vậy, Biden cũng đã đứng vững trong cuộc cạnh tranh, dù ông có áp đảo, ông có lỡ lời nhưng cũng không đến nỗi thất thố gì quá to tát. Nếu nhìn vào ông Biden, lực lượng ủng hộ rất đa dạng mà lúc nãy chúng ta đã nói. Có những lực lượng, chẳng hạn lực lượng của Sanders, có lực lượng cấp tiến thiên tả, lực lượng trung dung và lực lượng da đen.

Ông Biden nêu được thất bại của Trump, nêu được những yếu tố gây cực khổ khó khăn hiện tại, nêu được khẩu hiệu đoàn kết nhưng cầm quyền rồi thì làm gì, kinh tế làm gì. Cả cuộc tranh luận đó chỉ nói mỗi giảm thuế, rồi nói đến chuyện môi trường, nhưng cả vấn đề cực lớn là phát triển kinh tế thế nào, chưa thấy một cái khung lớn.

Và đặc biệt câu chuyện về Green New Deal, là thỏa thuận xanh mới, tức là môi trường biến đổi khí hậu và năng lượng sạch thì phía thiên tả nhiều hơn, họ rất muốn làm điều này triệt để nhưng bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu suất sản xuất và giá thành sản xuất. Trong cuộc tranh luận ông bảo ông không chấp nhận cái đó, nhưng khi người ta tra lên website tranh cử của ông thì lại có cái đó và người ta trích lại.

Vậy từ cuộc tranh luận đó nhìn lại tỷ lệ trưng cầu dân ý, ông Biden vẫn dẫn trước nhưng cũng chưa cuộc thăm dò nào dám khẳng định rằng Biden sẽ thắng, Trump bị dẫn dưới cơ, nhưng ai dám nói rằng Trump bị loại khỏi cuộc đua. Cuộc chạy đua này căng thẳng và có nhiều bất ngờ, vậy nên vẫn có thể có những yếu tố đảo chiều.

Sau cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ lần 1, ông Joe Biden dẫn cách biệt còn ông Donald Trump lại không thể vận động tranh cử, vậy điều này liệu có định hình luôn xu thế của cử tri Mỹ từ nay đến ngày bầu cử hay không?

Người ta nói rằng sau mỗi cuộc tranh luận, nếu có tốt đi chăng nữa, nó cũng chỉ tác động loanh quanh đâu đó 1-2%. Đó là con số từ rất nhiều cuộc bầu cử trước đây, nhưng rồi mọi chuyện cũng qua ngay. Vậy thì câu chuyện những gì cấp thiết nhất đối với người dân, người ta trông đợi vào mỗi một ứng cử viên.

Câu chuyện thứ 2, người dân đó là ai? Những thành phần cử tri đang ủng hộ. Nước Mỹ phân hóa 4 năm nay, từ năm 2016 khi chúng ta chứng kiến cuộc bầu cử năm đó và 4 năm vừa qua càng phân hóa. Dường như trước tranh luận đó, ai ủng hộ ai là câu chuyện tương đối rõ ràng.

Nếu ở tình hình của năm 2016 có hai thứ, một là yếu tố bất ngờ, nước Mỹ cũng chưa bộc lộ yếu tố phân hóa sâu sắc công khai như bây giờ thì lực lượng lừng chừng còn nhiều. Người ta tính rằng nó khoảng hơn 20%. Bốn năm qua, phân hóa này vừa công khai, vừa rõ ràng. Ai đứng về ai đã rõ ràng, lực lượng này người ta tính toán chỉ hơn 10%. Vậy nhiệm vụ chính, đương nhiên vẫn phải giành thêm phiếu, nhưng vẫn phải củng cố lực lượng đã ủng hộ mình.

Còn nói ông Trump không đi ra ngoài được? Ông ấy chuẩn bị đi ra ngoài ngay cuối tuần này đấy. Mỗi ứng viên có cái khó cái thuận, yếu tố đại dịch và kinh tế bị phong tỏa do đại dịch đang là yếu tố lớn nhất tác động đến bầu cử Tổng thống Mỹ. Chính điều đó đang quyết định thăm dò dư luận mà ông Biden đang hơn. Nhưng cần nhớ nước Mỹ bầu cử theo chế độ đại cử tri, rất nhiều năm bầu cử của nước Mỹ, thăm dò dư luận thì ủng hộ nhưng bỏ phiếu thật người ta có đi không lại là chuyện khác. Điều này tác động rất nhiều đến làm tăng sai số cho thăm dò dư luận.

Vậy mỗi một ứng viên, dù dẫn trên cơ hay dưới cơ, anh vẫn phải đảm bảo lợi ích đang ủng hộ anh có được sự ủng hộ rõ ràng trong cương lĩnh tranh cử của anh để họ thực sự cầm lá phiếu vào ngày 3/11. Nếu tỷ lệ ủng hộ dành được 55 nhưng đến ngày đi bỏ phiếu họ không đi thì sao? Ở những bang đã thiên Cộng hòa, thiên Dân chủ, hai ứng viên phải củng cố cái đó. Ai sẽ giành được sự ủng hộ cao hơn tại những bang còn đang lung lay?

Nhìn lại tỷ lệ trưng cầu dân ý, ông Biden vẫn dẫn trước nhưng cũng chưa cuộc thăm dò nào dám khẳng định rằng Biden sẽ thắng, Trump bị dẫn dưới cơ, nhưng ai dám nói rằng Trump bị loại khỏi cuộc đua. Cuộc chạy đua này căng thẳng và có nhiều bất ngờ, vậy nên vẫn có thể có những yếu tố đảo chiều.

Đại sứ Phạm Quang Vinh

Hải Đăng

Nguồn VnEconomy: http://vneconomy.vn/ca-phe-cuoi-tuan-duong-dua-vao-nha-trang-qua-goc-nhin-cua-dai-su-pham-quang-vinh-20201016150231513.htm