Nếu mua S-400 của Nga, Mỹ sẽ trục xuất Ấn Độ khỏi Bộ Tứ Kim Cương?

Quan chức cấp cao Ấn Độ cảnh báo Mỹ có thể trục xuất New Delhi ra khỏi Bộ Tứ Kim Cương, nếu như nước này nhất quyết mua S-400 của Nga.

Ông Subramanian Swamy, một nghị sĩ cấp cao thuộc đảng cầm quyền Bharatiya Janata (BJP), hôm 25/3 cảnh báo rằng Mỹ có thể “trục xuất” New Delhi khỏi Bộ Tứ Kim Cương, nếu như chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi vẫn nhất quyết ký kết thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất.

Theo Sputnik, lời cảnh báo được ông Swamy đưa ra sau vài ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ám chỉ Ấn Độ có thể phải đối mặt với lệnh trừng phạt liên quan tới thương vụ mua bán hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga.

Quan chức Ấn Độ cảnh báo nếu mua S-400 của Nga, Mỹ có thể sẽ trục xuất Ấn Độ khỏi Bộ Tứ Kim Cương. (Ảnh: Sputnik)

Quan chức Ấn Độ cảnh báo nếu mua S-400 của Nga, Mỹ có thể sẽ trục xuất Ấn Độ khỏi Bộ Tứ Kim Cương. (Ảnh: Sputnik)

“Chúng tôi hợp tác với nhiều nước trong thời gian dài và họ có sở hữu các loại vũ khí do Liên Xô cũ hoặc Nga sản xuất. Đây là những vũ khí mà họ đã mua từ nhiều năm trước và chúng tôi hối thúc các đồng minh và đối tác từ bỏ vũ khí do Liên Xô cũ hay Nga sản xuất. Trong một số trường hợp, đây là những vũ khí có từ thời Liên Xô và đã được mua từ rất lâu”, Bộ trưởng Austin nói trong cuộc họp báo tại New Delhi hồi tuần trước.

Ông Austin cũng đã được hỏi liệu chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có áp đặt lệnh trừng phạt với Ấn Độ chiểu theo Đạo luật trừng phạt các đối thủ của Mỹ (CAATSA) hay không. CAATSA được chính phủ Mỹ ban hành vào năm 2017 nhằm áp đặt lệnh trừng phạt đối với các cơ quan chính phủ và cá nhân bị cáo buộc thực hiện thỏa thuận quốc phòng với Nga, Iran và Triều Tiên.

“Hãy tránh xa những thương vụ có thể khiến chúng tôi phải sử dụng tới lệnh trừng phạt”, Bộ trưởng Austin nói thêm, ông cũng đã thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh về khả năng Mỹ ban hành lệnh trừng phạt với Ấn Độ ngay trong cuộc gặp của 2 quan chức này ở New Delhi.

Bất chấp sức ép và khả năng Washington sử dụng CAATSA, New Delhi đã nhiều lần công khai ý định thực hiện thỏa thuận mua S-400 của Nga có tổng trị giá 5,43 tỉ USD.

Hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 "Triumf" của Nga đang được đánh giá là hiện đại nhất thế giới với khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa, máy bay không người lái (UAV) của đối phương trong phạm vi 400 km.

New Delhi có kế hoạch nhận lô đầu tiên trong 5 hệ thống S-400 đã đặt hàng từ Nga vào cuối năm nay. Ngoài Nga, hiện chỉ có Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400.

Bộ Tứ Kim Cương gồm 4 thành viên là Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Ban đầu, Bộ Tứ được chính thức thành lập nhằm đối phó với thảm họa động đất và sóng thần trên Ấn Độ Dương vào năm 2004. Nhưng hiện tại, nội dung trọng tâm của Bộ Tứ là an ninh khu vực. Bộ Tứ cũng được

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao 4 nước cũng đã tổ chức họp trực tuyến vào tháng Hai. Tại sự kiện, 4 nhà ngoại giao đã đồng thuận hướng tới một khu vực “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa”, đồng thời phản đối mạnh mẽ những nỗ lực của Bắc Kinh dùng vũ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Về phần mình, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích khuôn khổ hoạt động của Bộ Tứ khi xem đây giống như tổ chức “NATO thu nhỏ” nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price từng công bố hôm 22/2 rằng, một trong những vai trò trọng tâm của Bộ Tứ là đối phó với Trung Quốc.

Minh Thu (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/my-truc-xuat-an-do-khoi-bo-tu-kim-cuong-vi-mua-s-400-nga-280055.html