Nếu không muốn trẻ chậm phát triển mẹ hãy dừng ngay 7 hành động này

Phần lớn các bà mẹ bỉm sữa vẫn thường mắc phải những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thậm chí làm trẻ chậm phát triển.

Cho trẻ uống nước sau khi ăn hoặc bú xong

Nhiều bà mẹ vẫn thường có thói quen cho trẻ uống nước tráng miệng ngay sau khi ăn dặm hoặc bú sữa mẹ. Điều này vô cùng nguy hại đối với sức khỏe của trẻ bởi cho trẻ sơ sinh uống nước có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy và suy dinh dưỡng ở trẻ, bởi vì nếu nguồn nước không sạch có thể làm nhiễm trùng hệ tiêu hóa của trẻ khiến bé bị tiêu chảy. Không những thế việc cho trẻ uống nước sẽ khiến dạ dày bé bị đầy, bé sẽ bú ít hơn sữa mẹ hoặc không bú nữa có thể gây suy dinh dưỡng.

Trong một số ít trường hợp, bé uống quá nhiều nước có thể dẫn tới co giật và đôi khi là hôn mê do ngộ độc nước. Đây là tình trạng uống quá nhiều nước làm loãng máu, nhất là giảm nồng độ natri gây phù các mô trong đó có não.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bé đã trên 6 tháng tuổi (Ảnh minh họa)

Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bé đã trên 6 tháng tuổi (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, mẹ chỉ nên tập cho bé ăn dặm khi trẻ đã trên 6 tháng tuổi. Thế nhưng nhiều mẹ vẫn thường cho trẻ ăn dặm sớm vì nghĩ trẻ sẽ hấp thu tốt và bụ bẫm hơn, tuy nhiên đây là một quan niệm hết sức sai lầm bởi hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn rất non yếu và chỉ quen với việc tiêu hóa sữa nên khi ăn dặm bé có thể bị nôn trớ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Cho trẻ nằm than cùng mẹ

Theo quan niệm dân gian, nằm than sẽ giúp giữ ấm cơ thể, giúp bé sơ sinh và sản phụ cứng cáp hơn. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng, nằm than sau sinh không những không lợi mà còn gây hại cho cả mẹ và bé.

Khi than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2 quanh quẩn trong phòng, làm mẹ và bé hít phải gây ngạt, ngộ độc, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Thậm chí, nhiều trường hợp bé sơ sinh có thể bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với lò than. Do vậy không nên nằm than sau sinh.

Băng kín rốn trẻ

Nhiều người nghĩ rằng băng kín rốn giúp bảo vệ rốn của trẻ. Nhưng thực sự việc băng kín rốn không những không bảo vệ được rốn mà còn tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi vi trùng gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Mẹ nên để hở rốn sau khi chăm sóc rốn, quấn tả dưới rốn, chỉ phủ lớp mỏng áo lên rốn để dễ quan sát rốn, rốn sẽ mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng.

Trẻ sơ sinh không cần tắm

Vì sợ trẻ lạnh nên đa phần nhiều người vẫn có quan niệm rằng trẻ sơ sinh không cần tắm. Tuy không cần phải tắm thường xuyên hàng ngày nhưng trẻ sơ sinh vẫn cần tắm để tránh nhiễm khuẩn và đảm bảo vệ sinh. Mẹ nên tắm cho bé khoảng 1-3 lần/ tuần. Ngay sau khi tắm cho bé, mẹ nên ủ ấm và xoa dầu cho bé, đề phòng nhiễm lạnh, cảm cúm.

Dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ

Mật ong được xem là một thần dược trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nhiều người vẫn thường sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi được cảnh báo là đối tượng nhạy cảm với độc tố của mật ong. Ngộ độc mật ong ở một đứa trẻ trong độ tuổi này thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Hôn bé quá nhiều

Những cái hôn từ người thân xung quanh rất dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp (Ảnh minh họa)

Được nhiều người dành tình cảm quan tâm âu yếm bé cũng là một điều hạnh phúc. Tuy nhiên mẹ cũng không nên để nhiều người hôn lên mặt bé cưng như vậy bởi cơ thể bé còn rất non yếu, kháng thể còn rất kém, những vi khuẩn gây bệnh truyền từ người lớn qua những cái hôn rất dễ khiến bé bị mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.

Xem thêm: Những lý do bố mẹ không nên la mắng trẻ

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/neu-khong-muon-tre-cham-phat-trien-me-hay-dung-ngay-7-hanh-dong-nay-d144065.html