Nếu em bé bị bỏng lửa thì bạn nên làm những điều gì?

Bỏng nước sôi, bỏng lửa sẽ khó điều trị hơn so với vết thương thông thường và cũng khá dễ bị nhiễm trùng. Vậy em bé bị bỏng lửa nên làm gì? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn.

Thời tiết quá nắng nóng hay do sơ xuất mà dễ bị hỏa loạn, nếu như trẻ em không cẩn thận và không kịp tránh xa ngọn lửa thì rất dễ bị bỏng. Vậy khi em bé bị bỏng lửa nên làm gì để sơ cứu và điều trị nhanh chóng nhất? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay sau đây để đảm bảo chăm sóc con yêu của mình tốt hơn nhé.

Bỏng là một trường hợp xảy ra khá phổ biến, không chỉ ở trẻ em mà còn người lớn cũng dễ bị. Hiện nay theo như thống kê thì số lượng trẻ nhỏ phải nhập viên trong tình trạng bỏng vừa và bỏng nặng ngày càng tăng. Trong đó hai dạng bỏng nước sôi và bỏng lửa là thường xuyên gặp phải nhất.

Chính vì lý do trên mà bậc cha mẹ nên trang bị cho mình kỹ năng sơ cứu kịp thời và đúng nhất để giảm đau đớn cho bé cũng như tránh cho vết thương bị nhiễm trùng. Đừng nghĩ rằng việc này là đơn giản vì có khá nhiều trường hợp sơ cứu không đúng cách sẽ khiến tình trạng bị bỏng của trẻ càng thêm nguy kịch hơn.

Đưa trẻ ra khỏi vị trí có lửa

Đây là cách sơ cứu đầu tiên và cũng khá quan trọng để khiến tình trạng bị bỏng của trẻ không nặng thêm. Bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến nơi an toàn, thoáng khí, dập tắt lửa còn đang cháy xén trên quần áo của trẻ. Làm như vậy sẽ giúp trẻ hết hoảng sợ và bình tâm trở lại.

Làm mát để sơ cứu vết bỏng lửa

Dội nước lạnh vào vết bỏng lửa để giảm đau và ngăn chặn sưng tấy (Ảnh: Internet)

Dội nước lạnh vào vết bỏng lửa để giảm đau và ngăn chặn sưng tấy (Ảnh: Internet)

Vết bỏng lửa nếu như không sơ cứu kịp thời sẽ bị phồng rộp, đau rát và dễ bị lây lan. Bởi vậy sau khi đưa trẻ ra được vị trí ngọn lửa, bạn cần làm mát vết thương ngay lập tức.

Chỉ cần lấy vòi nước mát rồi xịt vào vị trí vết bỏng lửa nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút. Nước mát vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau mà còn hỗ trợ giảm viêm nhiễm, phù nề của vết thương.

Tháo bỏ vật cứng ra khỏi người trẻ khi bị bỏng lửa

Các vật cứng như các loại trang sức dễ bị nóng lên khi gặp lửa, nếu cứ để cho trẻ đeo thì vết bỏng sẽ càng thê nặng và đau đớn hơn. Bạn cần nhẹ nhàng tháo bỏ các vật này như dây chuyền, vòng tay, giày, dép trước khi vết bỏng bị sưng nền lên. Như vậy sẽ giúp bé có cảm giác dễ chịu hơn.

Sơ cứu vết bỏng lửa cho bé

Che đậy vết bỏng lửa cho bé để tránh bị nhiễm trùng (Ảnh: Internet)

Cách xử lý khi bị bỏng lửa cho bé đó là bảo vệ vị trí vết bỏng, không cho các yếu tố bên ngoài tác động và làm vết bỏng bị trầy xước. Bạn cần sử dụng gạc vô khuẩn y tế rồi che phủ nhẹ nhàng vết bỏng lại. Nếu trường hợp không có gạc thì có thể sử dụng miếng vải mềm sạch cũng được. Quá trình này sẽ giúp tạo cảm giác an toàn cho trẻ, giảm đau và quan trọng hơn là vết bỏng sẽ không bị nặng hơn nếu gặp xô xát không mong muốn.

Bé bị bỏng lửa cần đưa đi khám bác sĩ

Nếu như trường hợp bị thương nhẹ, vết bỏng nhỏ, tổn thương trên bề mặt da ở mức độ thấp thì cha mẹ có thể để bé ở nhà và điều trị. Tuy nhiên cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Còn nếu trường hợp nặng hơn, tốt hơn hết bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay sau khi sơ cứu để kịp thời có phương pháp điều trị tốt nhất.

Khi trẻ bị bỏng lửa cần đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời (Ảnh: Internet)

Trên đây là các bước sơ cứu bị bỏng lửa ở trẻ em cũng như với người lớn mà bạn nên tham khảo. Đồng thời, để phòng tránh được trường hợp xấu xảy ra, tốt nhất bạn nên chú ý các vị trí dễ bắt lửa trong nhà như bếp ga, bàn là, bật lửa. Cần bố trí để bếp lò trên cao mà trẻ không thể với tới được...

Nhiều bậc cha mẹ hay sử dụng các biện pháp điều trị bỏng tại nhà vì nghĩ rằng nó sẽ giúp cho vết bỏng lửa có thể phục hồi như dùng đá lạnh, mỡ trăn, trứng gà, thuốc bôi không rõ nguồn gốc... Tuy nhiên đây lại là cách suy nghĩ sai lầm, không đảm bảo an toàn vết thương cho trẻ. Do vậy, nếu như chưa được sự cho phép của bác sĩ, bạn không được tự ý thực hiện các phương pháp tại nhà như kể trên nhé.

Như vậy ta đã biết khi em bé bị bỏng lửa nên làm gì rồi. Bậc cha mẹ nên lưu lại để trong trường hợp xấu nhất xảy ra có thể ứng biến kịp thời.

Bích Thành (tổng hợp)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/neu-em-be-bi-bong-lua-thi-ban-nen-lam-nhung-dieu-gi-c21a276875.html