Nếu chẳng may gặp phải kẻ tiểu nhân, hãy áp dụng ngay 4 cách này để đề phòng hậu họa

Cuộc sống này chẳng thiếu kẻ tiểu nhân, quan trọng là bạn biết cách đối phó như thế nào để không thiệt thân.

1. Quân tử kết giao từ tâm, tiểu nhân kết giao vì lợi ích

Người quân tử không bao giờ muốn kết bè kéo cánh nhưng ngược lại, kẻ tiểu nhân luôn có một đám bạn bè “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Người quân tử kết bạn xuất phát từ tấm lòng, sự trân trọng dành cho nhau còn kẻ tiểu nhân kết bạn vì một hay nhiều cái lợi nào đó. Vì thế nên với người quân tử, bạn bè quý ở chữ tinh (tinh túy), còn với tiểu nhân, bạn bè quý ở chữ đa (nhiều).

Và cũng vì thế nên kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ sẽ coi bạn là thù.

Nếu như xung quanh một ai đó chỉ toàn là bạn rượu thịt, chẳng nghi ngờ gì nữa, đó khó có thể là một người quân tử.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Lấy dĩ hòa vi quý làm "cái gốc" để hành xử

Có một dạo, Hàn Kỳ cùng Vương Củng Thần, Diệp Định Cơ chịu trách nhiệm giám sát, quản lý kỳ khoa cử ở phủ Khai Phong.

Trong lúc chấm bài, hai vị quan họ Vương, họ Diệp tranh luận không ngừng, còn Hàn Kỳ chỉ yên lặng ngồi làm việc, tựa như chẳng nghe thấy gì.

Vương Củng Thần cho rằng ông không giúp đỡ mình, có phần bất mãn mà nói: "Ngài đang ở đây để tu dưỡng đức độ hay sao?".

Hàn Kỳ thấy vậy liền ôn hòa nhận sai với Vương Củng Lợi.

Trong lần cầm quân đánh dẹp phản loạn ở Thiểm Tây, cùng Hàn Kỳ ra trận còn có Nhan Sư Lỗ và Lí Tích. Nhưng hai người Nhan, Lí thường xuyên bất hòa, còn hay tìm đến chỗ Hàn Kỳ kể xấu đối thủ.

Mỗi lần như vậy, Hàn Kỳ chỉ im lặng lắng nghe chứ chưa bao giờ thêm vào một câu nào. Trong suốt thời gian cầm quân đánh trận, Nhan Sư Lỗ và Lý Tích dù trong bụng không ưa nhau nhưng vẫn tỏ ra hợp tác đều là nhờ vậy.

Nếu không có Hàn Kỳ dĩ hòa vi quý, e rằng quân doanh khó có nổi một ngày yên bình với hai vị Nhan, Lí.

Ảnh minh họa

3. Người quân tử không thể chịu được sự xúc phạm về mặt tinh thần, kẻ tiểu nhân không thể chịu được sự thiệt thòi về mặt vật chất

Với kẻ tiểu nhân, họ có thể bán rẻ nguyên tắc và trở thành người sống chẳng có một chút lòng tự tôn nào nhưng người quân tử thì không bao giờ làm vậy.

Một người quá xem trọng giá trị vật chất và xem nhẹ giá trị tinh thần, việc bán đứng nhân cách hay nguyên tắc để đổi lấy lợi ích là điều hoàn toàn có thể xảy ra, và đó chính là một kẻ tiểu nhân thực thụ.

Ngoài ra, những kẻ tiểu nhân còn có thêm các biểu hiện khác như:

Thích nịnh nọt người khác, ngồi chỗ nọ nói xấu chỗ kia, gió chiều nào xoay chiều đó, có sở trường là đổ vấy trách nhiệm cho người khác, bịa chuyện đặt điều và rất giỏi trong việc tranh thủ lúc người khác gặp nguy, bồi thêm cho họ nhát dao chí mạng, giẫm lên vai họ để đạt được mục đích của mình…

4. Lấy trung trinh làm lẽ tự răn mình

Sinh thời, vị quan họ Hàn từ sớm đã nổi tiếng là người thuần hậu, chất phác, tính tình rộng rãi, đối đãi với mọi người luôn khoan hồng, độ lượng.

Hàn Kỳ làm việc tận tụy, vui buồn không lộ ra mặt, ấn tượng của ông trong mắt mọi người là một vị quan luôn thường trực nụ cười đôn hậu trên mặt.

Đối mặt với đại họa ấp tới hay những tình huống nguy hiểm tới tính mạng, Hàn Công vẫn chẳng hề biến sắc, tâm tư của ông cũng chẳng mảy may thay đổi trước sự biến đổi của cuộc đời.

Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, Hàn Kỳ từng để lưu lại câu nói:

"Một đời của ta dựa vào trung trinh mà tự rèn bản thân mình, đối mặt với việc lớn không quản ngại sinh tử. May thay ta chẳng sợ cái chết, nên làm việc gì cũng thành. Kỳ thực đều nhờ trời cao nâng đỡ, chứ không phải vì ta có nhiều bản lĩnh".

Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/neu-chang-may-gap-phai-ke-tieu-nhan-hay-ap-dung-ngay-4-cach-nay-de-de-phong-hau-hoa/20200506090840160