Nền quốc phòng Nhật Bản cũng 'già hóa' như dân số nước này

Từng là một cường quốc với nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, tuy nhiên Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng lỗi thời so với các quốc gia khác.

Kể từ khi Cơ quan Mua lại, Công nghệ và Hậu cần được thành lập, Nhật Bản chỉ bán được một radar giám sát cho Philippines. Nhưng trước đó Nhật Bản đã trao tặng năm máy bay huấn luyện TC-90 đã qua sử dụng, cùng với chi phí đào tạo phi công và 40.000 vật phẩm của các bộ phận cho trực thăng đa năng UH-1H.

Kể từ khi Cơ quan Mua lại, Công nghệ và Hậu cần được thành lập, Nhật Bản chỉ bán được một radar giám sát cho Philippines. Nhưng trước đó Nhật Bản đã trao tặng năm máy bay huấn luyện TC-90 đã qua sử dụng, cùng với chi phí đào tạo phi công và 40.000 vật phẩm của các bộ phận cho trực thăng đa năng UH-1H.

Năm 2016, khả năng bán công nghệ tàu ngầm lớp Soryu cũng thất bại, khi Australia chọn Pháp để phát triển 12 tàu ngầm diesel. Hợp đồng trị giá 65 tỷ USD trên lại tiếp tục đổi chủ, khi Australia chuyển sang đóng tàu ngầm hạt nhân theo hiệp định AUKUS với Anh và Mỹ.

Các cuộc đàm phán để bán khoảng một chục máy bay biển US-2 của ShinMaywa Industries cho Ấn Độ đã bị đình trệ do bất đồng về giá cả. Nỗ lực xuất khẩu radar của Nhật Bản cho Thái Lan và các tàu khu trục nhỏ cho Indonesia cũng kết thúc không thành công.

Là nước đi sau, Nhật Bản thiếu chuyên môn tiếp thị và chuyển giao công nghệ. Nhật Bản cần phải cạnh tranh hơn, quyết đoán hơn và cũng sẵn sàng tương tác với khách hàng hơn trong việc tiếp thị và quảng bá các nền tảng quốc phòng.

Chính phủ và ngành công nghiệp đã không hoàn toàn từ bỏ. Nhật Bản hiện đang bắt đầu tập trung phát triển tên lửa hành trình đất đối không tầm xa của riêng mình.

Và khi quân đội Trung Quốc phát triển mở rộng ra cả không gian mạng và không gian vũ trụ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các phương tiện tự hành vận hành bằng trí tuệ nhân tạo, chuyến bay siêu thanh và các công nghệ “thay đổi trò chơi” khác.

Các chuyên gia cho rằng Nhật Bản nên đẩy nhanh công việc nghiên cứu chế tạo về máy bay không người lái, vệ tinh và công nghệ chống lại các cuộc tấn công điện tử. Để tài trợ cho nghiên cứu như vậy, Bộ đã yêu cầu một khoản ngân sách kỷ lục 291 tỷ yên cho năm bắt đầu từ tháng 4/2022, tăng 38% so với năm nay.

Nhật Bản cũng đang theo đuổi việc phát triển chung máy bay chiến đấu FX thế hệ tiếp theo với Mỹ và Anh để thay thế phi đội F-2 cũ kỹ vào khoảng năm 2035.

Nhật Bản và Anh gần đây đã công bố kế hoạch cùng phát triển một máy bay chiến đấu trong tương lai và để khám phá về các công nghệ và hệ thống phụ không chiến khác. Dự án bao gồm Mitsubishi và IHI của Nhật Bản và Rolls-Royce và BAE Systems ở Anh.

Yu Yamada, Giám đốc cấp cao của Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản về ngành công nghiệp quốc phòng cho biết họ có hơn 60 công ty thành viên có hoạt động liên quan đến quốc phòng, nhưng đã giảm khoảng 10 công ty trong những năm gần đây.

Komatsu - nhà sản xuất thiết bị xây dựng hàng đầu, đã ngừng phát triển và sản xuất xe bọc thép sau khi nâng cấp không đáp ứng được yêu cầu của Bộ Quốc phòng. Komatsu từng là nhà cung cấp lớn thứ 7, hiện chỉ duy trì cung cấp phụ tùng cho các đội xe hiện có do công ty thiết kế và sản xuất đạn dược.

Vào tháng 3, Mitsui E&S Shipbuilding Co đã bán lại đơn vị tàu chiến của mình cho nhà thầu hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi. Daicel Corp, một nhà sản xuất vật liệu hóa học và điện tử lớn, đồng thời là nhà cung cấp ghế phóng máy bay chiến đấu, đang từ bỏ hoạt động kinh doanh quốc phòng không có lãi của mình để chuyển nguồn lực sang nơi khác.

Sumitomo Heavy Industries ngừng sản xuất súng máy 5,56 mm với lý do triển vọng dài hạn ảm đạm. Nếu xu hướng này tiếp tục, cả quân đội và công nghiệp quốc phòng có thể phải đối mặt với các vấn đề về nguồn cung, chi phí cao hơn hoặc lo ngại về chất lượng.

Trong một tuyên bố gửi qua email, Cơ quan Mua lại, Công nghệ và Hậu cần thừa nhận rằng việc duy trì một cơ sở công nghiệp quốc phòng trong nước là "một thách thức" khi các công ty quốc phòng đang dần bỏ cuộc. Nguồn ảnh: Flickr.

Quang Hưng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nen-quoc-phong-nhat-ban-cung-gia-hoa-nhu-dan-so-nuoc-nay-p2-1650504.html