NATO ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400?

Theo hãng tin Anadolu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenburg ngày 14/9 đã gây bất ngờ khi tuyên bố rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là quyền của họ.

Tuyên bố trên được ông Stoltenburg đưa ra tại tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation ở thủ đô Washington: "Đó là một thách thức và được biết có sự bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ về vấn đề Ankara mua S-400.

Đối với NATO, điều quan trọng nhất là "các hệ thống khác nhau có thể cùng hoạt động".

Trong khi NATO không mặn mà với chuyện trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì thương vụ S-400 với Nga thì lại luôn cho rằng việc Thổ sở hữu hệ thống phòng không này có thể khiến Mỹ-NATO bất lợi và đã vạch ra đối sách đối phó với vũ khí này.

Hệ thống S-400.

Tuyên bố trên của Tư lệnh không quân Mỹ tại châu Âu, Tướng Tod Wolters được đưa ra khi trò chuyện với truyền thông về những nguy cơ phương Tây phải đối mặt khi Thổ Nhĩ Kỳ sắp sở hữu hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 của Nga sẽ giúp Moscow thu thập thông tin về khả năng phát hiện cũng như nhiều đặc điểm nổi trội của các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất trong bối cảnh F-35 đang dần nắm vị trí vững chắc ở châu Âu.

"Những gì S-400 có thể làm là thu thập thông tin để hiểu rõ hơn về năng lực của các loại vũ khí như F-35 từ đó đẩy NATO vào thế bất lợi", vị tướng này tuyên bố đồng thời cho biết thêm rằng, dù Nga khẳng định S-400 đủ sức bắn hạ bất cứ mục tiêu đường không nào nhưng Mỹ đã có cách đối phó.

Để đối phó với hệ thống phòng không tối tân như S-400 cần hạn chế dùng chiến đấu cơ, tăng cường sử dụng pháo binh, tên lửa, bộ binh và máy bay không người lái (UAV) vũ trang để yểm trợ hỏa lực cho lực lượng tấn công.

Với việc sử dụng loạt phương pháp này có thể giảm thiểu nguy cơ máy bay chiến đấu bị bắn hạ. Tuy nhiên, cách này có thể giảm đi đáng kể sức mạnh tấn công của quân đội Mỹ.

Giải pháp tiếp theo được Tướng Tod Wolters đưa ra đó là dùng máy bay bay tác chiến EA-18G Growler để chống lại lưới lửa phòng không Nga. Tuy nhiên, biện pháp này được cho là khá nguy hiểm cho bản thân chiếc máy bay.

Nói về nguyên nhân cần dùng đến EA-18G, vị tướng Mỹ cho rằng máy bay này có thể tạo ra hàng loạt mục tiêu giả định để, bảo vệ mục tiệu thật nhằm đánh lừa radar của hệ thống phòng không đối phương.

Phương án tiếp theo Mỹ có thể sử dụng là phóng tên lửa hành trình tầm xa tấn công trực tiếp vào căn cứ quân sự Nga - nới có triển khai những hệ thống phòng không S-300 và S-400.

Sau khi nêu ra 3 cách có thể dùng để đối phó với hệ thống phòng không Nga, Tướng Tod Wolters thừa nhận, dù Mỹ và đồng minh có chọn cách nào thì Nga chắc chắn sẽ có cách phản đòn khiến Mỹ không dám mạo hiểm với bất kỳ quyết định nào.

Và như vậy, S-400 vẫn là nguy cơ lớn vối Mỹ và đồng minh phương Tây một khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức sở hữu vũ khí tối tân này. Nhưng NATO lại không nghĩ vậy khi cho rằng, S-400 có thể trở thành "đồng đội" của hầu hết những vũ khí hiện có của khối quân sự này.

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nato-ung-ho-tho-nhi-ky-mua-s-400-3365570/