NATO sớm muộn gì cũng tan rã?

Cựu Đại tá quân đội Nga Viktor Baranets cho rằng, sớm muộn NATO cũng sẽ tan rã.

Chuyên gia quân sự của Komsomolskaya Pravda, cựu Đại tá quân đội Nga Viktor Baranets mới đây đã cảnh báo khối liên minh quân sự NATO tại châu Âu có lẽ sẽ sụp đổ trong tương lai.

Liên minh quân sự NATO sẽ thất bại trong nỗ lực cải tổ?

Liên minh quân sự NATO sẽ thất bại trong nỗ lực cải tổ?

Theo ông, những định dạng như khối liên minh quân sự NATO là " không bền và chỉ sống đến một thời điểm nhất định".

Một trong những hồi chuông cảnh báo cho điều này là việc Pháp và Đức bắt đầu nói ngày càng nhiều về quân đội của họ hơn là về quân đội châu Âu.

Nhà quan sát quân sự Nga khẳng định rằng Washington không ngừng cố gắng ngăn cản các nước tăng cường quân đội, nhưng điều này nói lên tính tất yếu của những thay đổi trong vấn đề an ninh châu Âu.

Ông Viktor Baranets nhấn mạnh rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các nước phương Tây thể hiện quyết tâm và tuyên bố mong muốn tự giải quyết các vấn đề về phòng thủ.

Ông cho rằng, châu Âu sẽ cải cách để khôi phục sự gắn kết xã hội, đặc biệt là trong khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tuy nhiên, NATO có thể cải tổ nhưng chỉ với một điều kiện, đó là Mỹ phải cho phép. Tầm quan trọng của Mỹ trong khối NATO được lý giải là bởi châu Âu chính là "sân trước" của châu Âu.

"Mỹ sẽ không cắt đứt họng súng của EU, bởi vì Washington sẽ không bao giờ cho phép NATO sụp đổ ở châu Âu. Đây là sân trước của Lầu Năm Góc. Liên minh ở châu Âu càng mạnh, Mỹ càng sống yên bình” – chuyên gia Nga bình luận.

Sau khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc, thực hiện kế hoạch “Đông tiến”, NATO đã lôi kéo, kết nạp nhiều nước vốn là “địch thủ” trước đây ở Trung Âu và Đông Âu, nhằm đạt mục tiêu chiến lược là mở rộng tầm ảnh hưởng ra hầu hết không gian “hậu Xô-viết”. Nếu như trong suốt thời kỳ “Chiến tranh lạnh”, NATO chỉ kết nạp 04 nước, thì sau khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc, NATO kết nạp thêm 13 nước, nâng tổng số thành viên lên 29 nước.

Theo đó, biên giới NATO cũng mở rộng tiến sát Liên bang Nga - nước mà NATO coi là “đối thủ” thế chân Liên Xô. Tuy nhiên, số lượng thành viên tăng nhanh cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp; trong đó, sự “gắn kết”, “thống nhất”, vốn được coi là nhân tố “sống còn” của NATO thì ngày càng bị suy giảm.

Lý giải về tình trạng NATO đang “chết não” - như cách gọi của Tổng thống Pháp E. Mác-rôn, giới phân tích cho rằng, nguyên nhân chính là do các quan điểm, đường hướng chính trị, quân sự liên quan đến phòng thủ tập thể mà NATO áp dụng từ thời kỳ “Chiến tranh lạnh” đã “lỗi thời”, khi tổ chức này đã “hoán đổi” hoàn toàn từ một liên minh phòng thủ trong phạm vi châu Âu sang một liên minh tiến công trên phạm vi toàn cầu.

Trước đó, ông Baranets đã từng nói về những hoạt động quân sự của các thành viên NATO đang "phản tác dụng" khi liên tục đưa quân đến gần biên giới Nga- Belarus.

Tại cuộc họp kỷ niệm 70 thành lập NATO năm 2019, liên minh nay đã xác định về mặt chiến lược là cải tổ khối quân sự.

Hội nghị đã đề ra một số định hướng chiến lược: bên cạnh nhiệm vụ “chống khủng bố”, NATO sẽ chú trọng đến lĩnh vực không gian; phát triển năng lực bảo vệ các vệ tinh quân sự và dân sự; cạnh tranh chiến lược với Nga và Trung Quốc.

Khối này chính thức xếp Trung Quốc vào hàng “đối thủ cạnh tranh”; đồng thời, Khối cũng chủ trương thành lập nhóm nghiên cứu về học thuyết chính trị, quân sự mới của Liên minh cho phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên, đây chỉ là các nhiệm vụ mới chứ chưa thực sự mang tính chất cải tổ nội bộ. Sự thay đổi chính quyền ở Washington có thể sẽ làm dịu đi tâm lý thành lập một "NATO phẩy" trong lòng NATO như giới phân tích từng chỉ ra trước đó ở những thành viên hàng đầu như Đức và Pháp mong muốn.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nato-som-muon-gi-cung-tan-ra-3433087/