NATO sẽ khuất phục Nga, Trung Quốc bằng xe tăng nòng pháo siêu khủng 130mm?

Hiện tại quân đội NATO chủ yếu sử dụng loại pháo 120mm cho xe tăng, loại pháo này có nhiều phần thua thiệt hơn so với khẩu pháo 125mm được sử dụng trên toàn bộ xe tăng chủ lực Nga, Trung Quốc hiện tại.

Tập đoàn Rheinmetall của Đức vừa giới thiệu khẩu pháo xe tăng cỡ nòng 130mm và quảng cáo đây là "tương lai của xe tăng NATO". Với cỡ nòng 130mm này, xe tăng NATO trong tương lai sẽ "vượt trội ngoài sức chiến đấu" của xe tăng Nga, Trung. Nguồn ảnh: Livejournal.

Tập đoàn Rheinmetall của Đức vừa giới thiệu khẩu pháo xe tăng cỡ nòng 130mm và quảng cáo đây là "tương lai của xe tăng NATO". Với cỡ nòng 130mm này, xe tăng NATO trong tương lai sẽ "vượt trội ngoài sức chiến đấu" của xe tăng Nga, Trung. Nguồn ảnh: Livejournal.

Hiện tại, các loại xe tăng theo chuẩn NATO đều chỉ sử dụng khẩu pháo cỡ nòng 120mm. Khẩu pháo này về cơ bản so với những loại pháo xe tăng cỡ nòng 125mm của Nga, Trung Quốc nhưng vẫn thua thiệt hơn đôi chút. Nguồn ảnh: Livejournal.

Bản thân các loại xe tăng của NATO thường sử dụng người nạp đạn - nghĩa là không có hệ thống nạp đạn tự động. So với các loại xe tăng sử dụng cơ chế nạp đạn tự động của Nga, cơ chế nạp đạn bằng tay có đôi chút điểm vượt trội. Nguồn ảnh: Livejournal.

Đầu tiên là vượt trội ở khả năng thay đổi loại đạn nạp vào nòng. Trong khi nạp đạn tự động hoàn toàn phụ thuộc vào số đạn đã nạp vào buồng xoay, khi đổi loại đạn sẽ tốn rất nhiều thời gian thì nạp đạn bằng tay lại đơn giản hơn nhiều khi nạp đạn viên hoàn toàn làm chủ mọi tình huống. Nguồn ảnh: Livejournal.

Mặc dù vậy, hiệu quả tác chiến của cơ chế nạp đạn bằng tay là không ổn định, phụ thuộc vào tâm lý và khả năng tác chiến của nạp đạn viên. Đặc biệt, kiểu nạp đạn bằng tay không cho phép xe tăng sở hữu pháo cỡ nòng quá to, gây khó khăn cho việc nạp đạn và khiến nạp đạn viên xuống sức nhanh chóng. Nguồn ảnh: Livejournal.

Chính điểm yếu này đã dẫn tới việc pháo chính trên các loại xe tăng chủ lực của NATO chỉ dừng lại ở cỡ nòng 120mm. Nếu muốn tăng cỡ nòng, toàn bộ phần tháp pháo sẽ phải thiết kế lại để phù hợp với cơ chế nạp đạn tự động hoặc ít nhất có kích thước rộng hơn cho nạp đạn viên có đủ khoảng không để xoay sở. Nguồn ảnh: Livejournal.

Trong tương lai, khẩu pháo 130mm của Rheinmetall chắc chắn sẽ được sử dụng cùng với cơ chế nạp đạn tự động vì nếu như nạp đạn bằng tay, nạp đạn viên sẽ xuống sức rất nhanh vì viên đạn pháo có kích thước, trọng lượng quá lớn. Nguồn ảnh: Livejournal.

Với xe tăng Nga và Trung Quốc hiện nay, do sử dụng cơ chế nạp đạn tự động nên trên xe chỉ cần kíp chiến đấu ba người, việc trang bị thêm hệ thống nạp đạn tự động gọn nhẹ cho phép kích thước của xe nhỏ hơn - khiến xe khó bị bắn trúng hơn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Livejournal.

Như đã nói ở trên, nhược điểm của hệ thống nạp đạn tự động đó là nó cần phải nạp theo thứ tự. Ví dụ ở khoang đạn số 1 là viên đạn nổ mạnh, ở vị trí số 10 là đạn xuyên giáp; xạ thủ muốn nạp viên đạn xuyên giáp sẽ phải chờ ổ đạn xoay lần lượt từ vị trí 1, 2, 3, 4,... đến 10 để nạp viên đạn cần dùng vào nòng - rất mất thời gian. Nguồn ảnh: Livejournal.

Chưa kể, việc hệ thống nạp đạn tự động bị kẹt, hư hỏng có thể dẫn đến việc toàn bộ hệ thống pháo chính của xe trở nên vô dụng trên chiến trường. Đây cũng chính là một trong những lý do mà phía Mỹ hay dùng để "biện minh" cho việc tới tận ngày này, xe tăng M1 Abrams của Mỹ vẫn dùng cơ chế nạp đạn bằng tay. Nguồn ảnh: Livejournal.

Mời độc giả xem Video: Xe tăng AMX-13 của Pháp trong quá khứ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nato-se-khuat-phuc-nga-trung-quoc-bang-xe-tang-nong-phao-sieu-khung-130mm-1317687.html