NATO quan ngại khi giao quyền chỉ huy chung cho Thổ Nhĩ Kỳ

Những căng thẳng trong thời gian gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước NATO đã dẫn đến quan ngại về việc Ankara tiếp nhận quyền chỉ huy các hoạt động chung.

Truyền thông quốc tế đang bình luận những ý kiến từ Warsaw, về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế quân đội Ba Lan trong vai trò lãnh đạo sứ mệnh mang tên "Đi đầu trong NATO".

Truyền thông quốc tế đang bình luận những ý kiến từ Warsaw, về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế quân đội Ba Lan trong vai trò lãnh đạo sứ mệnh mang tên "Đi đầu trong NATO".

Nhiệm vụ của chính của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới được xác định là điều phối và tiến hành các hoạt động trên biên giới của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Được biết chính thức từ ngày 1/1/2021, các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận quyền chỉ huy sứ mệnh, bao gồm cả đơn vị gọi là Lực lượng Đặc nhiệm cao cấp sẵn sàng cho các hoạt động chung.

Theo thông báo, những hành vi quy phạm quy định quyền chỉ huy chủ yếu cho các lực lượng sẵn sàng ở mức cao "trong trường hợp xảy ra tình huống khủng hoảng".

Theo kế hoạch, lữ đoàn bộ binh cơ giới số 66 của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế lữ đoàn bộ binh số 21 của quân đội Ba Lan để triển khai "tại các vị trí tiền phương của NATO".

Giới chuyên gia Ba Lan cho rằng NATO "nên cảnh giác với việc chuyển giao trách nhiệm chỉ huy các hoạt động chung cho Thổ Nhĩ Kỳ". Đặc biệt, họ chỉ ra mối liên hệ kỹ thuật - quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Nga và các mối đe dọa đối với NATO.

Rõ ràng là tuân theo chương trình nghị sự chính trị của Mỹ, Ba Lan nói rằng có lẽ quyền chỉ huy nên được chuyển giao không phải cho Thổ Nhĩ Kỳ mà cho một quốc gia NATO khác, để "giảm thiểu rủi ro liên quan đến lợi ích chung của liên minh".

Trong tình hình như vậy, cần phải nói rằng Ba Lan muốn đóng một vai trò quan trọng hơn trong khối quân sự so với hiện nay. Đồng thời, Warsaw rõ ràng thể hiện sự thiếu tin tưởng công khai đã xuất hiện trong NATO.

Động thái nói trên của Ba Lan không gây ngạc nhiên, nhất là khi thời gian gần đây trong nội bộ NATO đã xuất hiện nhiều tiếng nói yêu cầu trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi liên minh quân sự lớn nhất thế giới.

Ngoài các chương trình hợp tác quân sự với Nga, trong đó bên cạnh thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf thì Ankara còn để ngỏ khả năng mua tiếp tiêm kích hiện đại, điều này bị nhiều thành viên NATO xem là hành động gây chia rẽ.

Không chỉ có vậy, Thổ Nhĩ Kỳ còn công khai thách thức nhiều quốc gia NATO khác bằng cách thăm dò dầu khí tại biển Địa Trung Hải, trong vùng đặc quyền kinh tế của Hy Lạp, hành động này buộc Pháp phải ra tay can thiệp.

Đối với những hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, Libya hay Nagorno-Karabakh, tham vọng của Ankara rõ ràng nhằm mục đích khôi phục hào quang của Đế chế Otoman, điều này khiến nhiều nước cảm thấy rất không hài lòng.

Đức, Pháp, Canada đã nối tiếp Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt về kinh tế và quân sự lên Thổ Nhĩ Kỳ, khiến quan hệ giữa các thành viên NATO trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Trong tình thế trên, rõ ràng lo ngại của Ba Lan về việc chuyển giao quyền chỉ huy các hoạt động chung của liên minh quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ là điều hợp lý.

Tuy vậy, hiện nay chưa có quy chế nào của NATO cũng như sự đồng thuận ở mức đủ cao để thay đổi quyền điều phối các hoạt động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nato-quan-ngai-khi-giao-quyen-chi-huy-chung-cho-tho-nhi-ky-post454829.antd