NATO hành động nóng ngăn 'dòng thác xe tăng Nga' tại Baltic

Báo chí phương Tây đã nhận định rằng, nếu phải đối đầu với một cuộc tấn công lớn của xe tăng Nga thì các quốc gia Baltic sẽ không thể chống đỡ.

Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương tiếp tục chuẩn bị đối phó với kịch bản "cuộc xâm lược" do Nga tiến hành nhằm chống lại các quốc gia Baltic. Hiện tại các kế hoạch, chiến lược đang được phát triển, và thậm chí một Bộ tư lệnh đặc biệt đã được tạo ra.

Ở mức độ lớn, sự lo ngại xung quanh mối đe dọa quân sự đối với các quốc gia Baltic từ Nga bị thổi phồng bởi chính họ. Những nước nhỏ cần bằng cách nào đó biện minh cho nhu cầu của họ đối với việc nhận hỗ trợ tài chính liên tục từ Hoa Kỳ và các nước Tây Âu.

Vai trò của "tiền đồn" biên giới với Nga trong trường hợp này rất có lợi cả về tài chính và chính trị: vì lý do trên, phương Tây đang nhắm mắt làm ngơ trước nhiều hành vi vi phạm quyền của người dân Nga ở các nước Baltic.

Trên hết, NATO sợ một cuộc tấn công bằng xe tăng của Nga vào các quốc gia Baltic. Nếu chiến xa Nga tiến vào Latvia, Estonia và Litva thì NATO rất khó chống đỡ.

Theo thống kê, nếu Nga có thể huy động khoảng 760 xe tăng và 1.280 xe chiến đấu bộ binh, thì NATO chỉ có 129 xe tăng và 280 xe chiến đấu bộ binh.

Sau khi hai lữ đoàn bọc thép của Mỹ bị rút khỏi châu Âu dưới thời Tổng thống Barack Obama, lực lượng tác chiến NATO đã tiếp tục giảm.

Ông Donald Trump cũng hướng tới việc giảm sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở các quốc gia khác trên thế giới, buộc các nước châu Âu phải trả tiền cho các căn cứ quân sự của Mỹ trong lãnh thổ nước mình.

Giờ đây, cơ sở của lực lượng thiết giáp quân đội Mỹ ở châu Âu là Trung đoàn kỵ binh số 2 và Lữ đoàn dù số 173. Ngoài ra còn có 1 lữ đoàn xe bọc thép được triển khai theo thứ tự xoay vòng, được trang bị khoảng 90 xe tăng M1 và 130 xe chiến đấu M2, cũng như 18 pháo phản lực tự hành M109.

Nhưng điều này có đủ sức mạnh để đối đầu với Nga ở các quốc gia Baltic? Rõ ràng là không.

Do đó vào tháng 9 năm 2019, một Bộ tư lệnh NATO mới đã được tạo ra tại Ulm (Đức), chịu trách nhiệm cho phong trào hoạt động và hỗ trợ của các lực lượng liên minh. Hiện nay 160 quân nhân phục vụ trong bộ chỉ huy, sau đó số lượng sẽ được tăng lên 600 người.

Việc tạo ra Bộ chỉ huy này phù hợp với kế hoạch "Bốn mươi ba mươi" được các nhà lãnh đạo NATO thông qua vào năm 2018. Họ sẽ tạo ra 30 tiểu đoàn cơ giới, cũng như 30 phi đội không quân và 30 tàu chiến, sẽ có khả năng triển khai trong vòng 30 ngày.

NATO đã thành lập bộ chỉ huy tác chiến mới chỉ để đối phó với kịch bản xe tăng Nga tràn vào Baltic

NATO đã thành lập bộ chỉ huy tác chiến mới chỉ để đối phó với kịch bản xe tăng Nga tràn vào Baltic

Lực lượng vũ trang của Latvia, Litva và Estonia quá ít đến mức không thể coi họ là đối thủ lớn, có khả năng không chỉ đối đầu, mà thậm chí cầm chân Quân đội Nga trong bất kỳ giai đoạn nào.

Do đó tại các quốc gia Baltic, các tiểu đoàn kết hợp của quân đội NATO được triển khai trên cơ sở luân phiên. Đồng thời, chính các quốc gia Baltic được coi là điểm yếu trong quân đội NATO.

Việc bảo vệ bờ biển thì còn đáng buồn hơn, ấn phẩm nổi tiếng của Mỹ The National Interest đã nhấn mạnh điểm yếu hải quân của Latvia, Litva, Estonia và thậm chí cả Ba Lan. Các quốc gia này thiếu truyền thống hải quân, cũng chẳng thể là đối thủ của Nga.

Các tàu quét mìn và tàu tuần tra do những nước Baltic sở hữu có thể được coi là một đối thủ nghiêm trọng đối với các tàu mặt nước và tàu ngầm của Nga.

Cho nên trong trường hợp xảy ra xung đột ở biển Baltic, hy vọng duy nhất cho họ và thậm chí cả Ba Lan sẽ là sự hỗ trợ kịp thời từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, cũng như Na Uy.

Đó là lý do tại sao Washington và Brussels đang nỗ lực rất nhiều để lôi kéo Phần Lan và Thụy Điển vào Liên minh Bắc Đại Tây Dương - những quốc gia giàu có và có lực lượng vũ trang khá tốt.

Nếu các quốc gia Scandinavia này gia nhập NATO, điều đó sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Đông Bắc châu Âu.

Tùng Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nato-hanh-dong-nong-ngan-dong-thac-xe-tang-nga-tai-baltic-3399255/