NATO đối mặt với hậu quả khủng khiếp do phong tỏa Kaliningrad

Việc phong tỏa Kaliningrad dự báo sẽ dẫn tới những hậu quả xấu cho NATO và Lithuania do các đòn trả đũa của Nga.

Các quốc gia NATO cần khôi phục liên kết đường sắt và đường bộ giữa Nga với vùng lãnh thổ hải ngoại của họ và chấm dứt phong tỏa Kaliningrad càng sớm càng tốt để tránh hậu quả thảm khốc.

Các quốc gia NATO cần khôi phục liên kết đường sắt và đường bộ giữa Nga với vùng lãnh thổ hải ngoại của họ và chấm dứt phong tỏa Kaliningrad càng sớm càng tốt để tránh hậu quả thảm khốc.

Ý kiến nói trên được chia sẻ bởi cựu sĩ quan tình báo của Thủy quân lục chiến Mỹ - ông Scott Ritter. Vị chuyên gia đã trình bày quan điểm của mình trên tờ báo Consortium News.

Cách đây ít lâu, chính phủ Lithuania đã thông báo về lệnh cấm vận chuyển bằng đường sắt đến khu vực Kaliningrad đối với hàng hóa Nga bị EU trừng phạt. Theo sĩ quan tình báo Mỹ kỳ cựu của Mỹ, hành động của Vilnius có thể gây ra vấn đề cho toàn khối NATO.

“Lithuania với tư cách là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, được cung cấp các đảm bảo an ninh tập thể nêu trong Điều 5 của Hiến chương NATO, trong đó quy định rằng cuộc tấn công vào một thành viên là nhằm vào tất cả”, chuyên gia Ritter lưu ý .

Tuy vậy ông Scott Ritter nhận định rằng hành động của Lithuania là cực kỳ rủi ro. Quốc gia Baltic có thể kích động xung đột quân sự giữa Nga và NATO, các bên có vũ khí hạt nhân trong. Hậu quả của một cuộc đối đầu như vậy sẽ rất khủng khiếp đối với toàn thế giới.

Theo nhà phân tích tại Moskva, hiện tại, hai lằn ranh đỏ đã được vạch ra trong quan hệ giữa Nga và NATO, kể cả trong trường hợp cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn tiếp diễn.

Thứ nhất, Moskva chẳng thể nào chấp nhận sự can thiệp quân sự của các lực lượng NATO vào không phận Ukraine (thiết lập vùng cấm bay), bên cạnh đó là sự bất khả xâm phạm trên lãnh thổ của Liên bang Nga.

Chính trong bối cảnh đó, quyết định áp đặt phong tỏa đường sắt và đường bộ mà Lithuania áp dụng đối với vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga là một sự khác biệt rõ ràng so với chính sách hiện tại mà NATO và EU đang theo đuổi.

Nhà phân tích của tờ Consortium News cho biết: “Nga ngay lập tức tuyên bố tức giận, cho thấy rằng họ coi hành động của Lithuania là một sự gây hấn, nếu không đảo ngược sẽ dẫn đến các biện pháp thực tế vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao".

Trong nhiều năm, NATO đã lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh với Nga ở khu vực Baltic, đặc biệt điểm nóng được chỉ ra sẽ là Hàng lang Suwalki, đoạn biên giới dài 60 dặm giữa Ba Lan và Lithuania, ngăn cách Belarus với Kaliningrad.

Vị chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Nga và NATO, Quân đội Nga sẽ tìm cách tiến đến hành lang Suwalki, nối Kaliningrad với Belarus và chia cắt 3 nước Baltic với phần còn lại của châu Âu.

Ông Scott Ritter đưa ra nhận xét của bản thân: “Không có nghi ngờ gì về việc Nga, ngay cả khi chuyển hướng sang Ukraine, vẫn sẽ có thể giáng một đòn chí mạng vào các lực lượng vũ trang của ba nước Baltic".

Trước thực tế này, EU và NATO nên nỗ lực khôi phục các liên kết đường sắt - đường bộ bình thường giữa Nga và khu vực Kaliningrad. Nếu không, hậu quả của việc phong tỏa vùng đất này sẽ vô cùng nặng nề.

Không chỉ có vậy, nhiều ý kiến còn cho rằng NATO sẽ lựa chọn "hy sinh" 3 quốc gia vùng Baltic để bảo vệ những thành viên sáng lập, đây là điều Lithuania phải đặc biệt lưu tâm.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nato-doi-mat-voi-hau-qua-khung-khiep-do-phong-toa-kaliningrad-post509272.antd