NATO đối mặt cuộc chiến trên hai mặt trận vì vấn đề Kaliningrad

Vấn đề Kaliningrad đang đặt ra thách thức nghiêm trọng với các quốc gia NATO, bởi họ chưa có một sách lược hữu hiệu.

"Vấn đề Kaliningrad" đang gây khó cho NATO, khu vực này được so sánh như "khúc xương trong cổ họng" với khối quân sự phương Tây, bởi họ chưa tìm ra sách lược đối phó hiệu quả.

"Vấn đề Kaliningrad" đang gây khó cho NATO, khu vực này được so sánh như "khúc xương trong cổ họng" với khối quân sự phương Tây, bởi họ chưa tìm ra sách lược đối phó hiệu quả.

Sự đe dọa từ vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga mà hầu hết các chuyên gia phân tích đã quên mất là khá thực tế, nhà báo Sarah White đến từ tạp chí 19FortyFive đã đề cập đến yếu tố này trong một bài viết đăng tải hôm 19/1/2022.

"Nhiều chuyên gia khi thảo luận về tình hình an ninh khó khăn ở Đông Âu đã quên rằng trong trường hợp nổ ra xung đột vũ trang với Nga, NATO có thể phải đối mặt với một cuộc chiến trên hai mặt trận", tác giả nói rõ.

Một mặt, Quân đội Nga Nga có thể phát động "cuộc tấn công lớn" vào biên giới phía Đông của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, qua ngả Ba Lan hoặc các nước Baltic, từ Belarus hoặc phần "lục địa" của Liên bang Nga.

Mặt khác, Moskva hoàn toàn có thể phát động một "cuộc tấn công nghiền nát" từ khu vực được trang bị và củng cố tốt của họ về quân sự - vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad nằm lọt thỏm giữa các quốc gia NATO.

Gần đây, đặc khu hành chính này ngày càng trở nên giống như một “hòn đảo hạt nhân. Cả vũ khí thông thường và tên lửa đạn đạo Iskander-M (theo phân loại của NATO là SS-26 Stone), có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đều được triển khai ở đó.

Trước tình hình trên, hai thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania phải sẵn sàng ngăn chặn mọi khả năng tấn công của Nga từ Kaliningrad để đối phó với một cuộc chiến trên hai mặt trận.

Nếu Warsaw và Vilnius không sẵn sàng bảo vệ biên giới của họ giáp khu vực Kaliningrad một cách nhanh chóng và hiệu quả như những gì từng thể hiện biên giới với Belarus, họ có thể nhanh chóng rơi vào gọng kìm của Quân đội Nga.

Nhưng Iskander-M không phải là mối đe dọa duy nhất từ phía này. Hạm đội Baltic của Hải quân Nga với nhiều tàu chiến và tàu ngầm là một vấn đề thực sự, chưa kể các máy bay chiến đấu có khả năng mang tên lửa hành trình luôn sẵn sàng.

"Mật độ tập trung của vũ khí và các thiết bị quân sự tối tân khác tại Kaliningrad đã khẳng định một cách hùng hồn về sự sẵn sàng của Quân đội Nga trong trường hợp nổ ra xung đột vũ trang với phương Tây".

"Moskva hoàn toàn đủ khả năng tiến hành cuộc phản công trả đũa nhằm vào một hoặc nhiều quốc gia NATO trong khu vực, cũng như sự dễ dàng mà các lực lượng phương Tây có thể bị áp đảo trong trường hợp này", tờ 19FortyFive cho biết..

Trước diễn biến trên, Ba Lan sẽ sớm tăng cường sức mạnh chiến đấu cho lực lượng vũ trang bằng vũ khí tối tân của Mỹ như hệ thống phòng không Patriot, xe tăng Abrams và máy bay chiến đấu tàng hình F-35.

Khả năng phòng thủ của NATO sẽ phải tăng lên rõ rệt nhằm đối đầu với lực lượng Nga tại đây. Trong trường hợp của Lithuania, quốc gia nhỏ bé này được dự báo cũng phải tăng cường sức mạnh quân sự.

Như vậy tất cả các nước Baltic buộc phải mở rộng ngân sách quốc phòng của mình nhằm tạo ra "bức tường phòng thủ" trước Nga, đây là gánh nặng không nhỏ và chỉ dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhà phân tích của 19FortyFive kết luận.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nato-doi-mat-cuoc-chien-tren-hai-mat-tran-vi-van-de-kaliningrad-post493576.antd