NATO chính thức lên tiếng về S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố rằng, Thổ Nhĩ Kỳ nên từ bỏ hệ thống phòng không S-400 và mua hệ thống phòng không Patriot hoặc SAMP/T.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin DPA, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng, hệ thống phòng không S-400 Triumph mà Thổ Nhĩ Kỳ mua của Nga gây ra mối đe dọa đối với máy bay của các nước thành viên NATO.

Tổng thư ký NATO tuyên bố hệ thống phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra mối đe dọa đối với NATO.

Tổng thư ký NATO tuyên bố hệ thống phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra mối đe dọa đối với NATO.

Ông nhấn mạnh rằng, hệ thống này của Nga không thể được tích hợp vào hệ thống phòng không của NATO vì nó không tương thích với công nghệ mà các nước NATO sử dụng.

Ông Stoltenberg cũng cho biết rằng, ông đã nhiều lần nói điều này với Ankara. Ông ủng hộ các cuộc đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng mua các hệ thống phòng không Patriot hoặc SAMP/T thay vì hệ thống phòng không S-400.

Tổng thư ký NATO lưu ý rằng, các hệ thống phòng không Patriot hoặc SAMP/T đều có thể tăng khả năng phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời chúng có thể được tích hợp vào hệ thống phòng thủ của NATO.

Ông Stoltenberg cũng bày tỏ sự tiếc nuối trước các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ông không hài lòng với sự lựa chọn của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên ông cho rằng, các nước NATO không nên áp đặt các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng với Hoa Kỳ, các nước NATO đều tức giận khi Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Họ cho rằng, các hệ thống của Nga có thể thu thập thông tin về các loại vũ khí mới nhất của NATO, bao gồm cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35.

Ngoài vấn đề S-400, trong cuộc phỏng vấn với DPA, ông Jens Stoltenberg cũng đề cập đến việc NATO muốn tổ chức một cuộc họp Hội đồng Nga-NATO. Ông hy vọng Nga sẽ đồng ý tham gia, qua đó hai bên sẽ cải thiện mối quan hệ hiện đang rất căng thẳng của mình.

Ông cũng đề cấp đến báo cáo về việc cải tổ liên minh “NATO – 2030”. Tài liệu lưu ý rằng, NATO coi Nga là mối đe dọa quân sự chính đối với an ninh của họ cho đến ít nhất là năm 2030.

Trong khi đó, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng, Nga đang rất nỗ lực để bình thường hóa quan hệ với NATO, chính NATO đã từ chối các đề xuất của Nga trong vấn đề này.

Bà cũng cho rằng, về cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO nên được tổ chức một các trịnh trọng và nên tập trung vào đối thoại thực chất để tìm ra các biện pháp giải quyết các vấn đề giữa Nga và NATO. Không nên tổ chức một cuộc họp Hội đồng Nga-NATO ở các cơ sở của Bộ Ngoại giao hai bên.

Bà cũng lưu ý rằng, trong cuộc họp Hội đồng Nga-NATO nên thảo luận các vấn đề giữa Nga và NATO và ngoài ra không thảo luận một vấn đề nào khác. Tuy nhiên, phía NATO lại cho rằng, các vấn đề Ukraine cũng nên được thảo luận.

Trước đó, ý tưởng triệu tập Hội đồng Nga-NATO đã được nêu ra trong các cuộc đối thoại giữa Ban Thư ký của NATO và Phái đoàn thường trực của Nga tại khối quân sự-chính trị này.

Minh Tú

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nato-chinh-thuc-len-tieng-ve-s-400-cua-tho-nhi-ky-3425193/