NASA triển khai nhiệm vụ Chuồn chuồn, khám phá mặt trăng Titan để tìm kiếm sự sống

NASA đã công bố sứ mệnh mới nhất trong chương trình New Frontiers của mình, được gọi là Dragonfly (Chuồn chuồn), khám phá mặt trăng Titan lớn nhất của Sao Thổ.

NASA đã công bố sứ mệnh mới nhất trong chương trình New Frontiers của mình, được gọi là Dragonfly (Chuồn chuồn), khám phá mặt trăng Titan lớn nhất của Sao Thổ.

NASA bắt đầu sứ mệnh mới với tàu thăm dò Dragonfly. Ảnh: NASA

NASA bắt đầu sứ mệnh mới với tàu thăm dò Dragonfly. Ảnh: NASA

Cho đến nay, Titan là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có bầu khí quyển. Trước khi kết thúc vào năm 2017, nhiệm vụ Cassini cũng đã tập trung khám phá Titan khi nghiên cứu về Sao Thổ. Dữ liệu được cung cấp bởi tàu thăm dò Hyugens, một phần của nhiệm vụ Cassini, cho rằng Titan là ứng viên hoàn hảo để khám phá thêm về sự sống trong vũ trụ.

"Đó là tàu vũ trụ hạ cánh không người lái đầu tiên và nó có thể bay hơn 160 km qua bầu khí quyển dày của Titan", Quản trị viên Jim Bridenstine của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết trong một tuyên bố. "Titan có thể so sánh với Trái đất sơ khai. Các công cụ của Dragonfly sẽ giúp đánh giá hóa học hữu cơ và những dấu hiệu trước đây hoặc hiện tại. Chúng tôi sẽ phóng Dragonfly để khám phá biên giới tri thức của loài người vì lợi ích của toàn nhân loại".

Chương trình New Frontiers cũng bao gồm nhiệm vụ Juno đến Sao Mộc, tàu thăm dò Chân trời mới đến thăm Sao Diêm Vương vào năm 2015 và Vật thể Vành đai Kuiper xa xôi Ultima Thule vào ngày 1/1/2019.

Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ lần này là để Dragonfly đến thăm một miệng hố va chạm, nơi các nhà khoa học tin rằng các thành phần quan trọng cho sự sống trộn lẫn với nhau khi một thứ gì đó va vào Titan trong quá khứ, có thể là hàng chục ngàn năm trước.

Titan tương tự về mặt hóa học với Trái đất trước khi sự sống phát triển, NASA cho biết. Họ muốn khám phá cồn cát trên Titan để xác định xem chúng có được làm từ cùng một vật liệu hữu cơ phức tạp phát hiện trong khí quyển hay không.

"Khoa học thúc đẩy chúng tôi thực hiện sứ mệnh thú vị và khó khăn này", ông Thomas Zurbuchen, một quản trị viên liên kết của NASA nói. Trong khi đó, Lori Glaze, giám đốc bộ phận khoa học hành tinh của NASA cho biết: "Titan có các thành phần quan trọng cho sự sống. Nó có các phân tử hữu cơ phức tạp và năng lượng cần thiết. Chúng ta sẽ có cơ hội quan sát các quá trình tương tự như những gì đã xảy ra trên Trái đất khi sự sống hình thành và có khả năng có thể tồn tại cho đến ngày nay. Chúng ta có thể tìm kiếm sinh trắc học".

Khi Dragonfly hạ cánh, nó sẽ mất hai năm rưỡi bay quanh Titan. Nó chỉ có cánh quạt, có trượt để hạ cánh, nhưng không có bánh xe để di chuyển trên bề mặt. Chuồn chuồn cũng sẽ khám phá bầu khí quyển của Titan, tính chất bề mặt, đại dương chìm và chất lỏng trên bề mặt.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/nasa-trien-khai-nhiem-vu-chuon-chuon-kham-pha-mat-trang-titan-de-tim-kiem-su-song-a281879.html