NASA ráo riết theo dõi tiểu hành tinh đang lao về phía Trái đất

Một tiểu hành tinh với đường kính có thể lên tới 300 m đang lao vụt qua Trái đất của chúng ta với tốc độ hơn 64.000 km/h, nhanh gấp gần 20 lần đạn bắn ra từ súng trường.

Theo thông tin từ NASA, cơ quan này đang ráo riết theo dõi tiểu hành tinh 2021 KT1 sẽ vụt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất vào lúc 21h24 ngày 1/6 theo giờ Hà Nội.

Theo thông tin từ NASA, cơ quan này đang ráo riết theo dõi tiểu hành tinh 2021 KT1 sẽ vụt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất vào lúc 21h24 ngày 1/6 theo giờ Hà Nội.

Khi lao vụt qua Trái đất, tiểu hành tinh này sẽ có khoảng cách gần nhất với chúng ta vào khoảng 7,24 triệu km và di chuyển với tốc độ hơn 64.000 km/h, nhanh gấp gần 20 lần tốc độ của đạn bắn ra.

Tiểu hành tinh này được NASA xếp vào nhóm nguy hiểm bởi tiềm ẩn nguy cơ va chạm với Trái đất trong tương lai. Vì vậy cần theo dõi thật ráo riết vì nó có thể mang đến thảm họa cho chúng ta.

Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng. Nếu tiểu hành tinh thật sự gây nguy hiểm cho Trái đất, các chuyên gia sẽ tính những phương án có thể làm chệch đường đi của nó.

Tiểu hành tinh là các thiên thể nhỏ hơn hành tinh nhưng lớn hơn thiên thạch và không phải là sao chổi. Sự khác biệt giữa tiểu hành tinh và sao chổi thể hiện khá rõ: Sao chổi có đầu sao chổi (coma—đầu sao chổi có lớp hơi mờ bao bọc) rất khác so với tiểu hành tinh.

Tên gọi tiểu hành tinh (Asteroid), được đặt bởi nhà thiên văn học người Anh William Herschel, trong tiếng Hy Lạp nghĩa là "giống như sao". Đây là những thiên thể đá có kích thước quá nhỏ để gọi là hành tinh.

Các nhà khoa học ước tính có khoảng 1,1 đến 1,9 triệu tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn một kilomet nằm trong vành đai tiểu hành tinh ở giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc.

Tiểu hành tinh được phân thành 3 loại là tiểu hành tinh giàu carbon, silicate hoặc kim loại.

Nếu tất cả các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời gộp lại với nhau thành một khối hình cầu, kích thước của nó vẫn sẽ nhỏ hơn Mặt Trăng

Tiểu hành tinh gần Trái Đất là tiểu hành tinh nằm cách quỹ đạo của Trái Đất nhỏ hơn 44 triệu km. Tính đến tháng 6/2017, các nhà khoa học phát hiện được tất cả 16.209 tiểu hành tinh gần Trái Đất, trong đó có 1.803 tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm.

Mỗi năm thường có một tiểu hành tinh bằng chiếc xe hơi va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất, tạo ra quả cầu lửa khổng lồ và bị đốt cháy trước khi chạm tới mặt đất.

Khoảng 1/6 số lượng tiểu hành tinh có một mặt trăng đồng hành nhỏ. Một số thậm chí còn có hai mặt trăng. Phát hiện đầu tiên về hệ thống tiểu hành tinh - mặt trăng vào năm 1993 là tiểu hành tinh Ida và mặt trăng Dactyl.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-rao-riet-theo-doi-tieu-hanh-tinh-dang-lao-ve-phia-trai-dat-1543698.html