NASA nhờ Nga đưa phi hành gia Mỹ lên mặt trăng

NASA đã đề nghị cơ quan vũ trụ Nga mở dự án hợp tác với Mỹ để phát triển tàu vũ trụ Soyuz cho các chuyến bay tới Mặt trăng.

Hãng TASS đưa tin, NASA đang yêu cầu Tập đoàn vũ trụ nhà nước Nga Roscosmos tiếp tục phát triển tàu vũ trụ Soyuz cho các chuyến bay tới Mặt trăng, Chánh văn phòng Roscosmos Dmitry Rogozin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Rossiya-24 TV Channel hôm thứ Năm.

"Họ đang yêu cầu chúng tôi phát triển tàu vũ trụ Soyuz có thể bay lên Mặt trăng và quay lại để tạo ra một hệ thống vận chuyển không gian dự phòng", ông Rogozin nói.

NASA cũng khẳng định rằng Nga nên tiếp tục đưa các phi hành gia Mỹ lên tàu vũ trụ Soyuz tới Trạm vũ trụ quốc tế, người đứng đầu Roscosmos cho biết.

Như đã được báo cáo trước đó, Mỹ có kế hoạch thực hiện chương trình Cổng không gian sâu với sự tham gia của các quốc gia khác để tạo ra một trạm quỹ đạo mặt trăng vĩnh viễn để thường xuyên nhận tàu vũ trụ từ Trái đất.

Nga phóng tàu Soyuz vào quỹ đạo Trái Đất

Hiện tại, tàu con thoi Soyuz của Nga là mẫu tàu vũ trụ duy nhất có khả năng đưa phi hành gia trở về Trái Đất. Đây là mẫu tàu của Nga được sử dụng từ lâu, sau nhiều lần cải tiến, Soyuz là loại tàu vũ trụ được sử dụng lâu nhất cho đến nay.

Mẫu tàu này đã đưa phi hành gia lên các trạm không gian như Salyut, Mir, và hiện này là trạm ISS. Ở thời điểm hiện tại, Soyuz đã được nâng cấp khả năng ngừng sứ mạng và đưa phi hành đoàn trở về Trái đất an toàn trong bất cứ điều kiện nào.

Gần đây nhất, hôm 11/10/2018, một tàu con thoi Soyuz mang số hiệu MS-10 với nhiệm vụ đưa nhóm phi hành gia Mỹ-Nga lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã gặp trục trặc với động cơ đẩy trong quá trình cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Sự cố đã buộc tàu vũ trụ hạ cánh khẩn cấp. Các phi hành gia may mắn đều an toàn.

Các mẫu tàu Soyuz đã có hơn 100 lần lên quỹ đạo của Trái Đất và quay lại từ khi chính thức được sử dụng cho đến nay. Ngoài 2 phi hành đoàn thiệt mạng trong 5 năm đầu tiên, không có thêm bất kỳ thiệt hại về người nào trong các vụ phóng thất bại.

Nga vẫn đang tiếp tục cải tiến Soyuz để nâng cao độ an toàn và tin cậy khi bay. Mẫu tàu này hứa hẹn sẽ còn được tiếp tục sử dụng trong khoảng thời gian dài sắp tới của thế kỷ này.

Mỹ hiện đang phải sử dụng chung công nghệ Soyuz với Nga trong việc đi ra ngoài quỹ đạo và quay trở lại Trái Đất. Bất chấp lần phóng gần nhất gặp sự cố, Giám đốc điều hành NASA Jim Bridenstine phát biểu tại Moscow hồi tháng 10/2018 cho rằng vẫn hoàn toàn tin tưởng vào Soyuz của Nga.

"NASA vẫn tin tưởng và tiếp tục hi vọng Mỹ và Nga có thể kéo dài sự hợp tác với nhau về vấn đề khoa học vũ trụ. Tuy nhiên, sự cố vừa rồi cho thấy tầm quan trọng của việc có nhiều hơn một phương án để đưa người lên không gian" - ông Bridenstine nói.

Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa chính sách ngoại giao của Mỹ với Nga đã bắt đầu lan sang mối quan hệ của NASA và Roscosmos khi các nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng kêu gọi NASA hủy chuyến thăm của giám đốc Roscosmos hồi đầu tháng 1/2019. Điều này đã khiến Roscosmos nổi giận và đe dọa hủy mọi hợp tác hàng không vũ trụ với Mỹ.

Mỹ đang dựa vào công nghệ tên lửa đẩy và tàu vũ trụ của Nga cho các hoạt động khám phá không gian của mình.

Minh Nguyệt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/nasa-nho-nga-dua-phi-hanh-gia-my-len-mat-trang-3372677/