NASA công bố những hình ảnh quý giá chụp bởi kính viễn vọng Hubble

Những hình ảnh tuyệt vời của vũ trụ được kính viễn vọng Hubble chụp lại trong hơn 30 năm hoạt động của mình.

Caldwell 17 (NGC 147) là thiên hà lùn cách Trái đất khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng, vệ tinh của thiên hà Andromeda. Thiên hà được phát hiện bởi nhà thiên văn học John Herschel vào tháng 9/1829.

Caldwell 17 (NGC 147) là thiên hà lùn cách Trái đất khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng, vệ tinh của thiên hà Andromeda. Thiên hà được phát hiện bởi nhà thiên văn học John Herschel vào tháng 9/1829.

Caldwell 18 (NGC 185) là thiên hà có hạt nhân hoạt động (AGN) - nguồn bức xạ cực mạnh phát ra từ trung tâm. Caldwell 18 được phát hiện vào năm 1787 bởi nhà thiên văn học người Anh William Herschel (cũng là người khám phá Thiên Vương tinh).

Caldwell 29 (NGC 5005) là thiên hà xoắn ốc có thể chứa một hố đen siêu lớn ở lõi, được phát hiện cũng bởi Herschel vào năm 1785.

Một cấu trúc thú vị của các thiên hà xoắn ốc như Caldwell 40 (NGC 3626) là phần trung tâm phình ra - vùng dày đặc ngôi sao bao quanh thiên hà, chứa những hố đen siêu lớn.

Tinh vân Con Cua (Messier 1), là một trong số những bức ảnh to lớn nhất từng được chụp bởi kính Hubble. Đây là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh diễn ra vào năm 1054, khí bụi và vật chất của nó vẫn tiếp tục mở rộng đến tận ngày nay.

Bức ảnh Tinh vân Đầu Ngựa được phát hành nhân dịp sinh nhật lần thứ 23 của kính Hubble vào năm 2013. Nằm cách chúng ta 1.500 ánh sáng, tinh vân này thuộc một nhóm lớn chứa nhiều tinh vân khác trong khu vực chòm sao Orion (Thợ săn).

Đây là bức ảnh đặc biệt được công bố để chào mừng tuổi thứ 30 của kính Hubble. Trong bức ảnh “chia cắt hai thế giới” này, tinh vân khổng lồ NGC 2014 (màu đỏ) cùng hàng xóm tí hon NGC 2020 (màu xanh) của nó đang phô trương vẻ đẹp kì ảo.

Hình ảnh lung linh này là những gì còn sót lại sau một vụ nổ sao khổng lồ diễn ra cách đây 8.000 năm. Được gọi là Tinh vân Veli, tàn dư siêu tân tinh này nổi tiếng với những dải khí mảnh, toàn bộ cấu trúc này có kích thước 110 năm ánh sáng và nằm cách xa chúng ta 2.100 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus (Thiên Nga)

Ở khoảng cách 59 triệu năm ánh sáng so với Trái đất, thiên hà bùng nổ sao (starburst) Caldwell 45 có thể được nhìn thấy bằng kính thiên văn nhỏ. Còn gọi là NGC 5248, hình ảnh tuyệt đẹp của Hubble về thiên hà này được quan sát bởi WFC3 và camera hành tinh/trường rộng 2 (WFPC2).

Hình ảnh của Caldwell 51 (IC 1613), một thiên hà lùn trong chòm sao Cetus, cách Trái đất 2,3 triệu năm ánh sáng.

Tinh vân hành tinh Caldwell 56 (NGC 246) có màu xanh lam sau khi được xử lý bởi Hubble. Dù khá giống những hành tinh khác, tinh vân hành tinh là giai đoạn cuối trong quá trình tiến hóa của một ngôi sao.

Tập hợp ngôi sao lấp lánh này có tên Caldwell 58 (NGC 2360), còn được gọi là Caroline's Cluster, theo tên nhà thiên văn học người Đức Caroline Herschel. Theo NASA, Caldwell 58 là cụm sao mở - một nhóm ngôi sao liên kết lỏng lẻo bởi lực hấp dẫn.

Hình ảnh tinh vân phản xạ Caldwell 68 (NGC 6729) được ghi lại bởi WFPC2 của Hubble. Tinh vân phản xạ là những đám mây khí và bụi chỉ phản xạ ánh sáng từ một ngôi sao nóng gần đó.

Được gọi là Caldwell 72 (NGC 55), thiên hà này cách Trái đất 6,5 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Sculptor. Theo CNET, Caldwell 72 được phân loại là thiên hà kiểu Magellan.

Đây là hình ảnh của Caldwell 81 (NGC 6352). Theo NASA, cụm sao này khoảng 12 tỷ năm tuổi, cách Trái đất khoảng 20.000 năm ánh sáng.

Những ngôi sao sáng chói được ghi lại bởi WFC3 của Hubble là một phần của Caldwell 89 (NGC 6087). Cụm sao này gồm khoảng 40 ngôi sao, trong đó sáng nhất là sao biến thiên S Normae, những ngôi sao có thể thay đổi độ sáng với tốc độ đều đặn, có thể dự đoán được.

Đây là một vùng nhỏ ở rìa của tinh vân Caldwell 99 (Coalsack Nebula), được xử lý nhân dịp kỷ niệm 30 năm hoạt động của Hubble.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-cong-bo-nhung-hinh-anh-quy-gia-chup-boi-kinh-vien-vong-hubble-1475907.html