Não bộ chỉ ghi nhớ mà không quên đi, tốt hay xấu?

Trong nghiên cứu của Tiến sĩ người Nga - Alexander Luria, bác sĩ chuyên khoa thần kinh, đã kiểm tra ông S, người không bao giờ quên bất cứ điều gì và phát hiện ra điều bất ngờ.

Sau khi đưa ra chuỗi con số và từ ngữ, hàng loạt các bài thơ và công thức khoa học, ông S có thể đọc lại mà không thiếu xót một lỗi nào. Nhiều thập kỉ trôi qua, khi được bác sĩ Luria kiểm tra lại, ông S vẫn nghi nhớ mọi thứ rất chuẩn xác.

Khả năng ghi nhớ của S đã mang lại nhiều trở ngại, nhất là việc nhận diện người quen của mình sau một thời gian vì S đã ghi nhớ hình ảnh của họ với đặc điểm biểu cảm khuôn mặt ở một thời điểm nhất định trước đây và không thay đổi. Từ đó, các nhà khoa học đã nhận ra, khả năng quên cũng quan trọng như khả năng ghi nhớ.

Akihiro Yamanaka, một nhà thần kinh học tại Đại học Nagoya, Nhật Bản, đã tìm thấy các tế bào não ở chuột chủ động phá vỡ các tế bào thần kinh giúp củng cố ký ức. (Ảnh minh họa)

Nhà thần kinh học tại Đại học Nagoya ở Nhật – Akihiro Yamanaka và các cộng sự đã phát hiện ra một nhóm tế bào thần kinh trong não chịu tránh nhiệm giúp cho não quên đi, gọi là tế bào M.C.H. Ông phát hiện thông qua nghiên cứu điều hòa giấc ngủ của chuột, bằng cách làm giảm tế bào M.C.H trong khi ngủ để đánh giá khả năng ghi nhớ của chúng về những đồ chơi trước và sau khi ngủ. Kết quả là chuột không có khả năng sử dụng đồ chơi như lúc trước khi ngủ nữa.

Tiễn sĩ Yamanaka cho biết, những kết quả này cho thấy các tế bào M.C.H giúp não chủ động quên đi.

Như vậy, M.C.H càng ít thì khả năng quên càng ít. Sự ghi nhớ của não bộ thật sự quan trọng, nhưng não bộ có những vùng liên quan đến việc lãng quên đi kí ức. Điều ấy giúp cơ thể chúng ta cân bằng hơn được mọi việc.

Chánh Nguyễn (Theo Nytimes)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nao-bo-chi-ghi-nho-ma-khong-quen-di-tot-hay-xau/20190922101042507