Nâng cao vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn

Ngày 16-10, tại TP HCM, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) đã tổ chức hội thảo Vai trò của đại diện lao động và việc giải quyết tranh chấp lao động - thực trạng và giải pháp.

Một buổi tư vấn pháp luật của cán bộ LĐLĐ TP HCM cho công nhân

Một buổi tư vấn pháp luật của cán bộ LĐLĐ TP HCM cho công nhân

Nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay, khung pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp lao động vẫn hạn chế, cần tiếp tục thay đổi và chỉnh sửa trong thời gian tới theo hướng đơn giản hóa và mở rộng hơn nhiều lựa chọn cho các bên tham gia giải quyết.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự thảo Bộ Luật Lao động tới đây sẽ có nhiều thay đổi để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển. Một trong các thay đổi đó là việc người lao động sẽ được quyền gia nhập các tổ chức đại diện theo mong muốn của mình bằng 2 cách: Gia nhập Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổ chức của người lao động đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Đây vừa là thách thức cũng là cơ hội cho hệ thống Công đoàn tiếp tục có những đổi mới, thực hiện tốt vai trò người đại diện của mình.

Tin-ảnh: B.Đằng

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/nang-cao-vai-tro-dai-dien-cua-to-chuc-cong-doan-2018101620221174.htm