Nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của chè Trại Quang Sỏi

Sau một thời gian nỗ lực cùng với sự hỗ trợ từ phía Sở KH&CN, cuối năm 2019 vừa qua, thành phố Tam Điệp chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN công nhận quyền bảo hộ đối với nhãn nhiệu chứng nhận sản phẩm 'Chè Trại Quang Sỏi'. Điều này không chỉ giúp kiểm soát tốt nguồn gốc và chất lượng sản phẩm mà còn được kỳ vọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế và giá trị kinh tế cho sản phẩm chè Trại – một đặc sản danh tiếng, lâu đời của địa phương.

Thu hoạch chè ở Quang Sơn (Thành phố Tam Điệp). Ảnh: Minh Quang

Lịch sử và danh tiếng

Chè Trại Quang Sỏi gắn liền với quá trình hình thành và pháttriển của địa phương với lịch sử cả trăm năm. Theo những người dân trong vùngthì từ thời kỳ phong kiến, chè đã được trồng tập trung ở đây thành những đồnđiền lớn. Hòa bình lập lại, diện tích chè bị thu hẹp, một phần do chè già cỗi,một phần do bị phá để quy hoạch thành lập Nông trường quốc doanh Đồng Giao.

Năm1964, HTX Quang Sỏi được thành lập, từ đó cây chè mới được ưu tiên bảo tồn, lưugiữ. Hiện diện tích chè được duy trì ổn định khoảng gần 200 ha với những gốcchè 20-50 năm tuổi, tập trung ở các thôn Tân Trung, Tân Thượng, Tân Hạ, TânNhuận, Tân Nam, xã Quang Sơn.

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt của vùng bán sơn địavới lượng bức xạ lớn, đất có hàm lượng sét cao và đa dạng các nguyên tố vilượng… cộng thêm giống “Chè trung du lá thắm” đã tạo nên một sản phẩm chè nứctiếng, đi vào các câu ca dao như: “Khôn thì uống chè Ba Trại” hay “Muốn ăn cơmtrắng cá mè/Thì về Ba Trại hái chè cùng anh”.

Ông Nguyễn Văn Lợi, thôn Tân Thượng, xã Quang Sơn chia sẻ:Chè Trại Quang Sỏi có đặc trưng khác biệt hẳn so với chè trồng ở những nơikhác. Các loại chè thông thường lá có màu xanh đậm, dày, dai, gân lá to, nhiêùgân, ít răng cưa, nhưng riêng chè Trại Quang Sỏi thì lá lại có màu xanh vàng,dày và giòn, gân lá nhỏ và thưa, lá có nhiều răng cưa xung quanh viền lá. Vềchất lượng, chè Quang Sỏi tươi khi đem pha có màu vàng óng như mật ong, vị chátnhẹ, hậu vị ngọt, đậm đà, hương thơm đặc trưng còn chè thông thường mùi vịkhông thơm, nước nhanh ôi, độ chát mạnh và màu sắc không hấp dẫn.

Thơm ngon, danh tiếng nên đã từ lâu chè Trại Quang Sỏi đượcngười tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận Nam Định, Thanh Hóa, TháiBình đặc biệt yêu thích, là lựa chọn sử dụng làm thức uống hàng ngày. Điều đặcbiệt ở vùng chè Quang Sỏi này là phần lớn chè được bán tươi (hái lá hoặc cắtcành) chứ không làm chè khô, hái búp như những nơi khác. Cứ chiều chiều thươnglái từ khắp nơi đổ về đây lấy chè, những cành chè tươi được chằng buộc khéo léođể đảm bảo giữ được độ tươi, không bị dập nát trong buổi chợ sáng hôm sau.

Giữ gìn thương hiệu

Trải qua bao thăng trầm, có lúc cây chè ở đây đã bị chặt bỏbởi không thể cạnh tranh nổi với những thức uống cao cấp khác, nhưng vùng đấtđồi không dễ dung nạp các cây trồng mới, cộng thêm với sự luyến tiếc về loạicây trồng truyền thống mà đến nay cây chè vẫn cứ tồn tại.

Xu hướng người tiêudùng đang dần quay lại với các sản phẩm nước uống truyền thống, tốt cho sứckhỏe như chè xanh, cộng thêm sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việchướng dẫn người dân các biện pháp canh tác tiên tiến để tăng năng suất, chấtlượng sản phẩm, kết hợp việc trồng xen canh giữa cây chè và cây dứa đang mangđến một tương lai tốt đẹp hơn cho cây chè và người trồng chè Quang Sỏi. Hiệnsản xuất chè tạo công ăn việc làm cho khoảng 500 hộ gia đình với trên 800 laođộng của xã Quang Sơn; doanh thu khoảng 65 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí cònlãi khoảng 30-40 triệu đồng/ha.

Một tin vui khác đến với người trồng chè Quang Sơn là mơíđây, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn nhiêụchứng nhận “Chè Trại Quang Sỏi”. Sự kiện này không chỉ giúp kiểm soát tốt nguồngốc và chất lượng sản phẩm mà còn được kỳ vọng góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh, vị thế và giá trị kinh tế cho sản phẩm chè Trại.

Ông Phạm Trọng Lễ, Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Nhãnhiệu sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với địa phương, cá nhân, doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh nhằm định vị, giữ gìn uy tín và danh tiếng cho sảnphẩm. Nhãn hiệu chứng nhận còn là yếu tố chính trong quyết định mua sắm củangười tiêu dùng hiện nay bởi nó đảm bảo cho người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc,xuất xứ, chất lượng của sản phẩm.

Việc đăng ký bảo hộ thành công quyền sở hưũtrí tuệ đối với sản phẩm chè Trại Quang Sỏi sẽ là tiền đề để sản phẩm phát huydanh tiếng, tạo cơ sở và động lực để người sản xuất, kinh doanh nâng cao năngsuất, chất lượng và giá trị hàng hóa của sản phẩm, góp phần đảm bảo cho sự pháttriển bền vững.

Với mỗi người dân Quang Sơn, việc sản phẩm truyền thống củahọ được Nhà nước công nhận là một niềm tự hào, phấn khởi và họ khẳng định sẽ cốgắng sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, chăm bón đầy đủ để cho ra sản phẩmchè tốt nhất, an toàn nhất, duy trì danh tiếng của chè Trại.

Ông Vũ Công Minh, Chủ tịch UBND xã Quang Sơn cho biết thêm:Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giữ gìn phát triển nhãn hiệu chứngnhận chè Trại Quang Sỏi, thời gian tới xã sẽ phối hợp với các cấp, các ngànhtuyên truyền, tổ chức đào tạo, tập huấn để người dân và doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh các sản phẩm mang nhãn hiệu “chè Trại Quang Sỏi” trên địa bàn hiểu vàthực hiện đầy đủ các quy định nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệnhãn hiệu.

Thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm lưu thông trênthị trường, đảm bảo chất lượng, có tem mác, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Kiênquyết xử lý những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, ưu tiên pháttriển hoàn thiện chuỗi cung ứng giống, vật tư, dịch vụ bảo vệ thực vật, quảngbá sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất an toàn, thúc đẩy tiêu thụ và nângtầm thương hiệu sản phẩm, mang lại nguồn lợi thiết thực cho người dân địaphương.

Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nang-cao-nang-lyc-canh-tranh-vi-the-cua-che-trai-quang-soi-20200213082913856p2c20.htm