Nâng cao hơn quyền hạn, giảm tối đa đơn vị

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến đóng góp vào sáng qua (10/6) trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai các Nghị quyết 39, 18 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến công tác tinh giản biên chế, gắn với sắp xếp, kiện toàn bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, chính vì thế các đại biểu cho rằng mấu chốt trong 2 dự án Luật trên là phải làm sao trao thêm quyền cho các bộ và giảm tối đa các cơ quan (từ Trung ương đến địa phương).

Đã là luật, không nên luật khung

Liên quan đến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, đại biểu (ĐB) Nguyễn Mạnh Cường (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) cho rằng, Dự thảo luật không cụ thể hóa được chủ trương của Nghị quyết 18, 19 về sắp xếp, đổi mới bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho việc thực hiện chủ trương của Đảng.

Toàn cảnh phiên họp

Toàn cảnh phiên họp

Thậm chí, có nội dung đã được Quốc hội quy định, thì lần này lại bãi bỏ, giao Chính phủ quy định như quy định số lượng cấp phó cấp vụ không quá 3 người, tổng cục không quá 4 người không được dự luật nhắc đến. Theo ĐB, như vậy số lượng cấp phó này đã không bị khống chế cho đến khi có nghị định của Chính phủ và cũng không rõ số lượng này tăng lên hay giảm đi.

Cũng theo ĐB, đây là một nội dung đã được Quốc hội khóa 13 thảo luận kỹ, nhằm khắc phục tình trạng có quá nhiều cấp ở cơ quan Trung ương. Việc bỏ quy định này cũng chưa được tổng kết đánh giá việc thực hiện trong thực tiễn.

Một số đại biểu cho rằng những đạo luật nào quá phức tạp ta mới xây dựng luật khung, sau đó thi hành chi tiết là do Chính phủ quy định (nghị định), còn những luật đã rõ thì phải quy định cụ thể.

Ví dụ như Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, ngoài quy định chức năng, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lẽ ra bản thân Luật phải quy định rõ ràng ngoài cơ cấu của Văn phòng Chính phủ, số lượng cấp bộ cụ thể là bao nhiêu (trên tinh thần đó sẽ tiến hành sáp nhập các bộ, ngành); tiếp đó quy định rõ ràng mỗi bộ được bao nhiêu thứ trưởng, vụ trưởng, vụ phó, tổng cục trưởng.

Quy định rõ ràng thì không cần phải có văn bản hướng dẫn luật. Chính vì thế, theo ĐB Cường, “việc xây dựng luật theo hướng luật khung là bước lùi của dự thảo. Có cử tri nói rằng có lẽ chẳng đâu như chúng ta, luật ban hành nhưng Chính phủ không ban hành nghị định thì luật không thi hành được”!

Một số ĐB cho rằng những đạo luật nào quá phức tạp ta mới xây dựng luật khung, sau đó thi hành chi tiết là do Chính phủ quy định (nghị định), còn những luật đã rõ thì phải quy định cụ thể.

Ví dụ như Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, ngoài quy định chức năng, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lẽ ra bản thân Luật phải quy định rõ ràng ngoài cơ cấu của Văn phòng Chính phủ, số lượng cấp bộ cụ thể là bao nhiêu (trên tinh thần đó sẽ tiến hành sáp nhập các bộ, ngành); tiếp đó quy định rõ ràng mỗi bộ được bao nhiêu thứ trưởng, vụ trưởng, vụ phó, tổng cục trưởng. Quy định rõ ràng thì không cần phải có văn bản hướng dẫn luật. Chính vì thế, theo ĐB Cường, “việc xây dựng luật theo hướng luật khung là bước lùi của dự thảo. Có cử tri nói rằng có lẽ chẳng đâu như chúng ta, luật ban hành nhưng Chính phủ không ban hành nghị định thì luật không thi hành được”!

Còn về chức năng của Bộ là cơ quan tham mưu của Đảng, của Chính phủ luật cần quy định về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý chuyên ngành và hoạch định chính sách. Không để có những việc phải đưa lên tận Thủ tướng, các Phó Thủ tướng mới giải quyêt được.

Riêng, về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, theo đại biểu Trần Văn Lâm, có thể phân cấp cho Chính phủ quy định bộ máy cấp dưới, nhưng không phải chỉ quy định khung số lượng, còn các địa phương tùy ý xác định có cơ quan nào nằm trong bộ máy của UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Làm như vậy sẽ mỗi nơi một khác, sẽ rất khó khăn, phức tạp. Chính phủ quy định nhưng phải rõ ràng, thống nhất về tổ chức bộ máy của UBND tỉnh, huyện giữa các địa phương.

Sự khác nhau, có chăng chỉ là một chút trong điều kiện đặc thù vùng miền đô thị, nông thôn và sự khác nhau này cũng phải được Chính phủ quy định rõ ràng, tránh sự “trăm hoa đua nở”, mỗi nơi một cách như vừa qua thí điểm lập các cơ quan trong hệ thống hành chính chính trị ở các địa phương, sau đó Chính phủ phải đề nghị tạm dừng, chờ hướng dẫn.

Giải trình, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, việc giao cho Chính phủ quy định khung của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, huyện để khắc phục tình trạng giao cứng cơ quan chuyên môn. Cũng theo Bộ trưởng, quy định biên chế tối thiểu và số lượng cấp phó tối đa là nhằm khắc phục tình trạng “đẻ” quá nhiều cơ cấu tổ chức bên trong.

Vì vậy, muốn thành lập cơ cấu tổ chức bên trong, phải có biên chế tối thiểu, tổ chức này phải thu gọn đầu mối trên cơ sở thực hiện đa nhiệm vụ, đa chức năng, giống như quy định bộ, ngành hiện nay quản lý nhà nước đa nhiệm vụ, đa chức năng. Theo Bộ trưởng, nguyên tắc đặt ra là phải đảm bảo giảm đầu mối, giảm biên chế trên cơ sở giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; không đặt vấn đề giảm biên chế, giảm tổ chức hoặc nhằm mục đích tăng tiền lương mà là thực hiện đồng bộ trong việc tinh gọn lại bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu tổ chức và hoạt động bộ máy hiệu lực.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không thể cơ cấu như các tỉnh

Liên quan đến dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhiều đại biểu cho rằng, để bảo đảm hoạt động của HĐND không nên giảm Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Nhấn mạnh sự cần thiết phải có 2 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện, ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) phân tích, theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Thường trực HĐND tỉnh gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực HĐND; còn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Thường trực HĐND tỉnh gồm: Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, các Ủy viên là các Trưởng ban HĐND và Chánh Văn phòng HĐND.

Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã nâng chức danh Ủy viên Thường trực HĐND lên Phó Chủ tịch HĐND để thuận tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ của Thường trực HĐND chứ không làm tăng biên chế. Qua quá trình thực hiện, HĐND đã phát huy tốt nhiệm vụ, góp phần phát huy hiệu quả của HĐND. Do đó, việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND cần phải được cân nhắc thận trọng.

Cũng theo ĐB Tôn Ngọc Hạnh, theo phương án của Chính phủ thì giảm Phó Chủ tịch HĐND cào bằng ở tất cả các địa phương gồm cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là không hợp lý, không có tính thuyết phục. việc giảm Phó Chủ tịch HĐND nhằm bảo đảm đúng Nghị quyết 18 của Trung ương, việc giảm đồng bộ như vậy để bảo đảm đồng bộ về tổ chức bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh chỉ rõ, cách lý giải này là chưa thực sự hợp lý vì việc thực hiện tinh gọn bộ máy phải bảo đảm được 2 mục tiêu song song là bộ máy tinh gọn, không tăng biên chế nhưng phải bảo đảm hiệu quả hoạt động, nếu không xét điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chỉ giảm cơ học thì không hiệu quả và dẫn đến việc phải sửa luật thường xuyên.

Cùng chung quan điểm này, các ĐB cho rằng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt, do vậy cấu trúc chính quyền cũng phải có tính đặc thù hơn các địa phương. Bởi vậy, không nên quy định cứng nhắc 2 thành phố này cũng chỉ có 1 phó chủ tịch HĐND!

H.P

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/nang-cao-hon-quyen-han-giam-toi-da-don-vi-92375.html