Nan giải hiện tượng cây cối chết, biến thành 'rừng ma' ở Mỹ

Hiện tượng những khu rừng ở bờ biển Đại Tây Dương đang chết dần chết mòn do biến đổi khí hậu khiến các nhà khoa học và giới chức trách vô cùng đau đầu. Hiện nay biện pháp khắc phục và giải quyết thảm họa này vẫn chưa được đưa ra.

Vành đai của chuỗi đảo mỏng manh và những con đường xuyên biển nằm ở chính giữa bờ đông nước Mỹ, phần tiểu bang North Carolina, được người Mỹ gọi là Outer Banks.

Vành đai của chuỗi đảo mỏng manh và những con đường xuyên biển nằm ở chính giữa bờ đông nước Mỹ, phần tiểu bang North Carolina, được người Mỹ gọi là Outer Banks.

Chuỗi đảo và bãi nhô này chính là lá chắn duy nhất đang bảo vệ lục địa và nước Mỹ khỏi những cơn bão đầy thịnh nộ đến từ Đại Tây Dương. Chỉ cần đi sâu vào đất liền khoảng chừng 50 km tại vùng Outer Banks sẽ bắt gặp những khu rừng đang chết khắp dọc duyên hải Bắc Carolina.

Thông thường, nước ngập trong những khu rừng này sẽ rút đi nhưng mấy năm nay hiện tượng này không xảy ra nữa. Đường mòn bị ngập đến đầu gối và các nhà khoa học đã xác định đó là tình trạng ngập vĩnh viễn.

Một phần của khu rừng bị ngập trong nước đang chết dần chết mòn trên diện rộng. Đặc biệt, những cây con cũng không còn mọc lên để thay để những cây đã chết.

Tình trạng này cũng lan ra các khu rừng ven biển từ Maine đến Florida, dọc theo duyên hải toàn bờ đông nước Mỹ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là nước mặn làm tăng nồng độ muối gây ra cái chết từ từ cho cây trong khu rừng.

Tình trạng lụt không rút nước ở duyên hải Carolina là bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang làm biến đổi mạnh mẽ cảnh quan nước Mỹ dọc theo bờ biển Đại Tây Dương.

Điều này đe dọa nghiêm trọng đến động vật hoang dã, hệ sinh thái, các trang trại và cả các doanh nghiệp sống dựa vào rừng ở địa phương. Nước biển dâng do biến đổi khí hậu không chỉ đang làm cho các vùng đất tích nước hơn mà cũng khiến chúng mặn hơn.

Đây là vấn đề đáng báo động không chỉ xảy ra ở nước Mỹ, mà còn ở mọi quốc gia ven biển trên thế giới. Khi cây thân gỗ chết đi, rừng chỉ còn khóm cây bụi nhỏ và cỏ chịu mặn. Những loài động vật hoang dã sống nhờ rừng cũng biến mất, từ hươu, nai cho đến sói và chim gõ kiến đuôi đỏ, một loài quý hiếm sắp tuyệt chủng ở Mỹ.

Cùng với đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán và cuồng phong từ bão Đại Tây Dương xuất hiện ngày càng nhiều khiên tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Để giải quyết vấn đề này, tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên ở bắc Carolina đang thực hiện một số phương án quản lý như tạo "bờ biển sống" làm từ thực vật, cát và đá để làm vùng đệm tự nhiên chống lại nước biển dâng do bão.

Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự khả thi khi không thể chống lại sự ảnh hưởng của nước biển dâng. Các nhà khoa học đang cân nhắc những biện pháp khác.

Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews

Thùy Dung (Theo Theconversation)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nan-giai-hien-tuong-cay-coi-chet-bien-thanh-rung-ma-o-my-1522835.html