Nam sinh lớp 10 hốt hoảng vì 'cậu nhỏ' không giống bạn

Dù đã lên lớp 10 nhưng khi đi vệ sinh, cậu bé thấy 'cậu nhỏ của bạn đã như người lớn còn của mình vẫn bé tí hon.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thạc sĩ, bác sĩ Hà Ngọc Mạnh – Bệnh viện Nam khoa và Hiếm muộn Việt Bỉ, tỷ lệ béo phì ở trẻ đang ngày càng tăng và đây cũng chính là thủ phạm gây ra chứng “dậy thì muộn” ở bé trai.

Trường hợp của nam sinh Nguyễn Hải Đăng – 16 tuổi, Hà Nội được bố mẹ đưa đi kiểm tra là một ví dụ. Theo bố của Hải Đăng, gần đây Đăng phát hiện cậu nhỏ của mình bất thường. Đăng đi học khi đi vệ sinh cậu để ý thấy chỗ ấy của bạn phát triển hơn, có lông mu và khác với của mình.

Đăng về nhà vẫn không dám nói gì với bố mẹ. Cậu bắt đầu tò mò nhiều hơn. Có lần đi vệ sinh bị bạn trai cùng lớp cười lớn chê chỗ ấy bé tí, Đăng về cố gắng mạnh dạn hỏi bạn thân của mình và so sánh của mình với bạn và thấy khác nhau. Cậu về nhà hỏi bố. Khi bố kiểm tra thì thấy cơ quan sinh dục của Đăng chẳng khác gì trẻ con vẫn không phát triển. Bình thường ở tuổi này Đăng có đầy đủ chức năng cơ quan sinh dục của người đàn ông.

Bố mẹ đưa Đăng đi khám bác sĩ thì biết đây là một bệnh lý do tình trạng béo phì gây nên

Bác sĩ cho biết Đăng cao 1,55 cm nhưng nặng tới 70 kg. Khi khám cho Đăng đo kích thước dương vật thì của Đăng chỉ như trẻ 10 tuổi. Bác sĩ nghi ngờ gây dậy thì muộn ở Đăng là do tình trạng béo phì gây nên.Con mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt. Kiểm tra nồng độ hooc môn giới tình của Đăng chỉ có hơn 40 ng/dL. Trong khi đó, mức testosterone ở người lớn bình thường dao động từ 250–800 ng/dL. Điều này cho thấy Đăng bị dậy thì muộn.

Nguyên nhân dậy thì muộn, bác sĩ Mạnh cho biết có thể do bất thường nhiễm sắc thể hoặc do bất thường tuyến yên hoặc tuyến giáp - các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Thông thường, con trai dậy thì ở tuổi 12 – 15, dấu hiệu dậy thì ở bé trai cũng dễ nhận biết hơn là con gái. Con trai sẽ phát triển chiều cao nhanh hơn, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra hơn nên tiếng nói trở nên trầm đục. Hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, có khi còn là râu quai nón, tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu.

Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh cho biết cha mẹ cần để ý đến con cái, nếu con bạn đã bước qua tuổi 15 và không có các dấu hiệu trên. Có thể bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vật lý để đánh giá về kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không lớn hơn trước và nồng độ hooc môn sinh dục thấp thì con đã bị dậy thì muộn.

Với những trẻ bị dậy thì muộn bác sĩ phải sử dụng thuốc tăng cường hooc môn sinh dục để trẻ có thể dậy thì “thành công”. Sau khi tiêm thuốc, bé sẽ tăng chiều cao, tăng cân cũng như kích thước dương vật và lông mu phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình dậy thì sẽ tiếp tục diễn ra mà không cần bất cứ sự điều trị thêm nào. Nếu phát hiện muộn hơn, việc điều trị sẽ lâu hơn.

"Dậy thì muộn ở bé trai không gây nhiều vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Dù vậy, bố mẹ nên thường xuyên quan tâm đến con để phát hiện sớm các triệu chứng và có cách khắc phục triệt để", vị chuyên gia nói.

Bác sĩ Mạnh cũng cho biết cha mẹ nên chú ý tới cân nặng của bé vì đa số trẻ dậy thì muộn đến kiểm tra đều có thể trạng béo phì. Thói quen ăn uống các thực phẩm không tốt như thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất tranfast chính là thủ phạm gây ức chế sự phát triển của hooc môn sinh dục.

Phương Anh

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/doi-song/suc-khoe/nam-sinh-lop-10-hot-hoang-vi-cau-nho-khong-giong-ban-3430386/