Năm năm ở Syria Nga đã đạt được gì?

Nhờ tham gia hoạt động ở Syria, Nga đã thử nghiệm được hầu hết các loại vũ khí, trang bị mới và có thêm rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu thực tế.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trước khi bắt đầu hoạt động tại Syria, tại căn cứ không quân Khmeimim một đơn vị không quân đã được bí mật thành lập, bao gồm 34 máy bay và 16 trực thăng. Ngoài ra, các đơn vị tác chiến, hậu cần, an ninh và lực lượng đặc nhiệm cũng đã tập trung ở căn cứ này.

Cuộc nội chiến ở Syria khiến cơ sở hạ tầng nước này bị tàn phá nặng nề.

Cuộc nội chiến ở Syria khiến cơ sở hạ tầng nước này bị tàn phá nặng nề.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết rằng, giai đoạn tích cực hoạt động của quân đội Nga tại Syria kéo dài 804 ngày, trong khoảng thời gian từ ngày 30/9/2015 đến ngày 11/12/2017.

Tổng cộng, lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã thực hiện hơn 44 nghìn lần xuất kích. Số lần xuất kích tối đa mỗi ngày là 139 lần, xảy ra vào ngày 20/11/2015 trong một cuộc tấn công tiêu diệt khủng bố IS.

Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 đã thực hiện 47 cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của bọn khủng bố. Chúng đã thực hiện 369 lần xuất kích với tầm bắn lên đến 2,5 nghìn km.

Tên lửa hành trình tầm xa có độ chính xác cao Kalibr và Kh-101 đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu quan trọng nhất. Đặc biệt trong số này có khoảng 100 lần tần công từ tàu mặt nước và tàu ngầm của hải quân Nga, 66 xuất kích của máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 và Tu-160, đã phóng tên lửa hành trình với bán kính từ 500 đến 1.500 km.

Kết quả là khủng bố Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn bị đánh bại, Syria gần như thống nhất hoàn toàn. Ngoài ra, sự hiện diện của Nga ở Trung Đông đã góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng quyền lực trong khu vực.

Vậy cuộc chiến ở Syria mang lại cho quân đội Nga điều gì? Thứ nhất, theo Bộ Quốc phòng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các lực lượng vũ trang Nga đã thu được rất nhiều kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch tác chiến, chuyển quân, tạo cơ sở hạ tầng, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật và tiến hành các hoạt động tác chiến trên địa hình sa mạc, đồi núi và đô thị. ...

Thứ hai, tất cả chỉ huy các quân khu, quân chủng liên hợp, quân chủng phòng không, không quân, chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn và trung đoàn, 90% phi công, 78% binh sĩ công binh, hơn một nửa chuyên gia phòng không, hơn nữa 60% quân nhân của hải quân Nga đã tham gia vào chiến dịch này.

Thứ ba, kết quả quan trọng nhất của chiến dịch là việc triển khai thường trực hai căn cứ quân sự của Nga ở Syria. Một trong số đó là căn cứ Khmeimim - đây là sân bay có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay. Một căn cứ quân sự khác, nằm ở Tartus, là một vùng nước khép kín với các cầu cảng tối tân, có thể chứa hàng chục tàu. Tất cả các bến tàu đều được trang bị hệ thống dỡ hàng, khu liên hợp sửa chữa để bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ tàu thuyền.

Ngoài ra, nhờ tham gia chiến dịch ở Syria Nga tiếp tục tăng cường sự ảnh hưởng của nước này trong khu vực. Nga liên minh với Iran, lực lượng Hezbollah và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng nhờ mối quan hệ này Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường hợp tác quân sự và đặc biệt là nước này đã bán hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, chọc tức các nước NATO và Mỹ.

Tóm lại, năm năm ở Syria có thể nói là thành công của Nga. Khủng bố IS gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, quân đội Syria kiểm soát phần lớn lãnh thổ và đang tiến hành kiến thiết lại đất nước. Tuy nhiên, liệu kết quả này có thể giữ vững và phát triển hay không vẫn chưa rõ ràng.

Minh Tú

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tinh-hinh-syria-chien-tranh-syria/nam-nam-o-syria-nga-da-dat-duoc-gi-3419888/