Nắm cơ hội vàng trong tay, Mỹ có thể lật ngược tình thế ở Libya?

Mỹ là quốc gia có vị trí chiến lược trong việc thuyết phục các cường quốc bên ngoài ngăn chặn cuộc nội chiến ở Libya. Nếu Mỹ bỏ mặc, 'món súp' Libya có thể sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn.

Theo Dailysignal, Borscht hay còn gọi là món súp củ cải đường là món ăn truyền thống của ẩm thực Đông Âu. Hương vị đậm đà nhưng có phần hỗn độn mà món ăn này có được một phần nhờ vào thành phần kem chua.

Trong “món súp đặc” của cuộc nội chiến ở Libya, thế lực ngầm của người Nga, nhóm lính đánh thuê có tên Wagner chính là một thứ kem chua. Sự góp mặt của loại kem này đã khiến cuộc chiến nơi đây thành cuộc chiến ủy nhiệm dưới sự tham gia của nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất trở nên phức tạp hơn.

Sự xuất hiện của Wagner từng gợi đến điều xảy ra khi Mỹ từ chối việc dùng nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Mỹ.

Lính đánh thuê Wagner được trang bị các máy bay chiến đấu và vũ khí tinh nhuệ.

Tháng 4 năm ngoái, các lực lượng được Ai Cập và tiểu vương quốc Ả Rập hậu thuẫn từ Đông Libya, dưới sự chỉ đạo của Tướng Khalifa Haftar đã tấn công thủ đô Tripoli của Libya. Khi đó, Tướng Khalifa Haftar đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến vốn làm rung chuyển quốc gia giàu dầu mỏ này từ năm 2014.

Tuy nhiên, đến tháng 8/2019, bước tiến của Tướng Haftar đã chậm lại và lực lượng của ông với quân chính phủ rơi vào thế bế tắc. Và để phá vỡ bế tắc, Tướng Haftar đã thuê khoảng 2000 máy bay chiến đấu của Wagner với trang bị tốt để tăng thêm sức mạnh cho lực lượng của mình. Vụ tấn công năm đó khiến Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải triển khai 4000 binh sĩ tới Tripoli.

Việc Wagner nhúng tay vào cuộc nội chiến ở Libya có thể không phải là câu chuyện mang tính quyết định nhưng điều này thể hiện xu hướng trong chính sách châu Phi gần đây của Nga. Moscow triển khai nhóm lính đánh thuê này tới Mozambique và cộng hòa Trung Phi với mục tiêu bảo vệ các lợi ích kinh tế: Các quốc gia trả tiền cho các dịch vụ của Wagner và đồng thời cho phép các công ty Nga quyền tiếp cận tài nguyên thiên nhiên quý giá của họ.

Không chỉ vậy, Wagner cũng mang lại cho Moscow những ảnh hưởng tích cực mang tính chiến lược. Những gì nhóm này tạo dựng ở Libya có thể mang lại đòn bẩy chính trị cho nhà lãnh đạo Putin trên khắp châu Âu.

Sự rối ren trong cuộc nội chiến ở Libya đang là vấn đề khiến Mỹ đau đầu.

Sau nhiều vòng đàm phán hướng tới giải pháp hòa bình, lực lượng chính phủ và phe đối lập của Libya vẫn không thể tiến gần đến lệnh ngừng bắn. Mỹ, với các đòn bẩy ngoại giao tốt là quốc gia có cơ hội và khả năng tốt nhất trong việc gây ảnh hưởng để dàn xếp, thương lượng giữa hai phe đối lập ở Libya. Mỹ cũng là quốc gia có vị trí chiến lược trong việc thuyết phục các cường quốc bên ngoài ngăn chặn cuộc nội chiến ở Libya. Nếu Mỹ bỏ mặc, “món súp” Libya có thể sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nam-co-hoi-vang-trong-tay-my-co-the-lat-nguoc-tinh-the-o-libya-a468878.html