Năm 2018, Hà Nội đạt và vượt 20/20 chỉ tiêu về kinh tế- xã hội

Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố khóa XV sáng 4/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết trong năm 2018, 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội do Nghị quyết HĐND Thành phố đặt ra đều đạt và vượt.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,37% (cách tính cũ là 8,56%), cao hơn các năm trước (2016 là 7,15%; 2017 là 7,31%), các ngành đều duy trì tốc tăng trưởng khá. Trong đó, giá trị gia tăng dịch vụ tăng khá cao, đạt 7,23% (năm 2016 là 6,75%; năm 2017 là 6,68%), đóng góp 4,95 điểm % vào mức tăng GRDP. Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,23%. Tính riêng ngành công nghiệp, mức tăng đạt 7,8%; ngành xây dựng mức tăng đạt 9,31%. Mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi nhưng nông nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị gia tăng ước tăng 3,33% (năm 2016 là 3,22%; năm 2017 là 2,19%).

Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn phát triển ổn định, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 14,233 tỷ USD, tăng 21,6% (KH là 7,5-8%) vượt khá xa so với tốc độ tăng nhập khẩu (8,2%) và các năm trước (2016 là 2,0%; 2017 là 9,6%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước tăng 4,15% - 4,30% (năm 2016 là 3,0%; năm 2017 là 3,01%). CPI tăng diễn ra chủ yếu từ tháng 7/2018 và do tăng giá ở các nhóm hàng vận tải, nhà ở và vật liệu xây dựng, thuốc yà dịch vụ y tế, lương thực.

Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV

Dự kiến năm 2018, khách du lịch đến Hà Nội đạt 26,04 triệu lượt, tăng 9,3%, trong đó: khách quốc tế 5,74 triệu lượt, tăng 16% (bao gồm 4,13 triệu lượt khách có lưu trú), về đích trước 2 năm về chỉ tiêu thu hút khách du lịch quốc tế (Nghị quyết 06/NQ-TU của Thành ủy đề ra năm 2020 là 5,7 triệu lượt); khách nội địa 20,3 triệu lượt, tăng 7,5%. Tổng thu khách du lịch ước đạt 75.815 tỷ đồng, tăng 11,7%.

Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến 2030 và Đề án Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hưómg tới năm 2025; ban hành Quyết định thành lập 5 cụm công nghiệp (CCN), tiếp tục xem xét thành lập các CCN đủ điều kiện; Lựa chọn được 61 sản phẩm của 36 doanh nghiệp đủ tiêu chí để xem xét công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố năm 2018, trong đó có 12 doanh nghiệp trong Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Các chỉ số tổng hợp về năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính năm 2017 của Hà Nội tiếp tục tăng hạng và giữ vị trí cao so với các tỉnh, thành phố: Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố tháng 4/2018 đứng vị trí 13/63 (tăng 1 bậc); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) đứng ỵi trí 2/63 (tăng 1 bậc).

Năm 2018, Hội nghị "Hà Nội 2018 – hợp tác đầu tư và phát triển" đã diễn ra thành công. Đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD, tăng 189% so với năm 2017 và tăng 185% so với kế hoạch cả năm, dự kiến lần đầu tiên Hà Nội đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập.

Tính đến cuối tháng 10 năm 2018, toàn thành phố đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức; có 297/386 xã (chiếm 76,94%) đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 89 xã còn lại, có 72 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, còn 17 xã đạt và cơ bản đạt từ 11- 14 tiêu chí. Khoảng 27 xã đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, dự kiến số xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 tăng thêm 30 xã, vượt kế hoạch đề ra (26 xã), nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 324/386 xã, tỷ lệ đạt 83,9%. Có thêm 3 huyện cơ bản hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới (Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất).

Thành phố đã chỉ đạo xây dựng, ban hành các kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) với định hướng thiết lập hệ thống theo hướng tổng thể, đồng bộ, thống nhất sử dụng chung trên toàn địa bàn thành phố, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ CNTT; Tổ chức rà soát để điều chỉnh “Quy hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội.

Thành phố cũng đã ban hành và đấy mạnh tuyên truyền, triến khai thực hiện đồng bộ 2 bộ quy tắc ứng xử. Năm 2018, dự kiến Hà Nội sẽ hoàn thành 3 chỉ tiêu được giao, cụ thể: tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 87%; tỷ lệ Tổ dân phố, cụm dân cư, khối phố, khu phố được công nhận danh hiệu văn hóa đạt 71%; tỷ lệ làng (thôn) được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa” đạt 60,5%.

Bên cạnh những kết quả trên, báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Cụ thể, hiện tượng ùn ứ giao thông, úng ngập khi mưa to vẫn xảy ra nhất là tại các tuyến phố có công trình đang thi công, các tuyến xuyên tâm, tuyến tập trung nhiều các khu đô thị, cơ quan, trường học. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm vê trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa kiên quyết nên ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông của một bộ phận nhân dân còn hạn chế.

Trật tự xây dựng đô thị có chuyến biến tích cực nhưng kết quả chưa vững chắc; một số công trình vi phạm tồn đọng chưa được xử lý dứt điểm, nhất là vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp, đất rừng... Công tác quản lý vận hành sử dụng nhà chung cư tái định cư, nhà chuyên dùng có tiến bộ nhưng vẫn còn bất cập, chủ yếu liên quan đến sửa chữa trang thiết bị sử dụng chung, thang máy, PCCC, chống thấm, dột, tranh chấp quỹ bảo trì... vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy, nổ.

Nhiều trường học trong khu vực nội thành có số lớp/trường, số học sinh/lớp vượt tiêu chuẩn quy định; tiến độ kiểm tra, công nhận lại trường chuẩn quốc gia còn chậm. Công tác cải cách hành chính có chuyển biến rõ rệt, song việc quản lý, điều hành của bộ máy hành chính ở một số cấp, ngành, lĩnh vực chưa quyết liệt; một bộ phận cán bộ, công chức làm việc chưa hết trách nhiệm; có lúc, có nơi còn gây phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp, xếp hạng chỉ số PAPI còn ở vị trí thấp (56/63).

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, Hà Nội sẽ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng; Tiếp tục tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; đảm bảo an sinh xã hội, đào tạo nghề, tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường ứng dụng cộng nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, từng bước xây dựng thành phố thông minh; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tịnh giản biên chế; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và thực thi pháp luật; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ đề năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

HĐND thành phố sẽ thông qua 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế- xã hội năm 2019, trong đó bổ sung thêm 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc; Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/8/2018 của Chính phủ. Ngoài ra, một số chỉ tiêu trọng điểm như: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 7,4-7,6%; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 100 trường; Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch: khu vục đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn (tiêu chuẩn nước sạch đô thị) đạt 69%; Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã…

Phương Thu

Nguồn Tuổi Trẻ TĐ: https://tuoitrethudo.com.vn/nam-2018-ha-noi-dat-va-vuot-20-20-chi-tieu-ve-kinh-te-xa-hoi-d2059351.html