Na khổng lồ giá 200 nghìn đồng/quả, có gì đặc biệt?

Na khổng lồ có trọng lượng từ 500g đến 1kg/quả, được trồng ở Sơn La đang được bán ở Hà Nội với giá từ 90.000 - 200.000 đồng/kg.

Theo báo Dân Sinh, tại một triển lãm nông nghiệp quốc tế (trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), những trái na khổng lồ thu hút sự hiếu kỳ của rất đông người. Mặc dù giá của loại quả này dao động từ 90.000 - 200.000 đồng/kg, đắt gấp 2-4 lần so với các loại na thông thường trên thị trường.

"Bình thường na chỉ nặng khoảng 300-400g, đây là lần đầu tiên tôi thấy có loại na to như vậy. Tôi đã mua hai hộp gồm 4 trái cho cả nhà ăn thử và biếu cho người thân 1 hộp. Tổng chi phí là nửa triệu đồng", Hoàng Anh (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.

Theo các tiểu thương, đây là giống na Thái được trồng tại Sơn La, theo tiêu chuẩn Vietgap. Trái có trọng lượng trung bình từ 500- 800g. Những trái to nhất, nặng đến 1,2kg, tương đương một trái mãng cầu.

Na khổng lồ có trọng lượng từ 500g đến 1kg/quả. Ảnh minh họa

Na khổng lồ có trọng lượng từ 500g đến 1kg/quả. Ảnh minh họa

Theo chủ một sạp hàng na khổng lồ, bí quyết để có những trái na "khủng" nằm ở khâu chọn giống tốt, kỹ thuật chăm sóc như bấm tỉa cành, thụ phấn, bón phân đúng kỹ thuật. Thậm chí có vườn dùng ngô nghiền với đậu tương để làm phân bón cho cây.

Đây không phải lần đầu những loại trái cây có kích thước, trọng lượng lớn gây sự chú ý với người dân Thủ đô. Mới đây, một loại bơ trọng lượng 1kg (giá 300.00 - 500.000 đồng/kg) hay khế Đài Loan (giá 200.000 - 300.000 đồng/kg), dù đắt hơn hàng nội địa cả chục lần cũng vẫn gây "sốt".

Từ lâu cây na đã trở thành loại trái cây thơm ngon được nhiều người ưa thích tìm mua khi đến mùa. Trong khi giống na bản địa nước ta thường nhỏ quả mềm thì các giống na nhập ngoại lại có nhiều ưu điểm vượt trội. Một trong số đó phải kể đến giống Na Thái được nhiều người ưa chuộng vì cho quả có độ thơm ngon và năng suất cao.

Hiện nay giốngna Tháiđược nhân giống bằng 2 phương pháp chính đó là nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Phương pháp nhân giống bằng hạt cây phát triển và cho thu hoạch lâu hơn và cây con tốn nhiều công chăm sóc hơn.

Kiều Trang (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/kinh-doanh/na-khong-lo-gia-200-nghin-dongqua-co-gi-dac-biet-a295012.html