Mỹ yêu cầu Nga phá bỏ hệ thống tên lửa khiến Mỹ sợ hãi nhất

Ngày 21/1, Mỹ đã yêu cầu Nga phá bỏ một hệ thống tên lửa hành trình mới mà họ cho rằng nó trực tiếp vi phạm Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), và tố cáo Nga gây bất ổn cho an ninh toàn cầu.

Robert Wood, Đại sứ Mỹ về giải trừ vũ khí hạt nhân cho biết hệ thống đó có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân và tạo ra “nguy cơ” cũng như mối đe dọa trực tiếp với châu Âu và châu Á,” với tầm bắn từ 500 đến 1.500 km.

Tuần qua, Mỹ bác bỏ một đề xuất mang tính bước ngoặt của Nga để cứu vãn INF giữ cho tên lửa hạt nhân “án ngữ” bên ngoài châu Âu, vì đề xuất này không thể chứng minh tính thuyết phục, nên tạo ra tiền đề cho Washington rút khỏi hiệp ước vào tháng tới.

“Thật không may, Mỹ ngày càng nhận thấy Nga không đáng tin tưởng để tuân thủ nghĩa vụ kiểm soát vũ khí và gia tăng các hoạt động nguy hiểm gây căng thẳng toàn câu,” Wood phát biểu trước Hội đồng Giải trừ Vũ khí Hạt nhân Liên hợp quốc được Mỹ tài trợ kinh phí hoạt động. Chưa có phản ứng tức thì từ phái đoàn Nga tại Hội nghị Gevene bao gồm 65 quốc gia thành viên, đã khai mạc vào giữa tháng 1-2019.

Nga đã thử nghiệm bay đối với “tên lửa bất hợp pháp”, có tên gọi SSC-8/9M729, và chưa thực hiện các bước đi cụ thể để tiếp tục tuân thủ INF, ông Wood cho biết.

SSC-8/9M729, còn có tên gọi khác là Novator 9M729, một tên lửa hành trình đất đối đất do Nga phát triển và được Mỹ liệt vào loại "đáng nghi ngờ", cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF.

Đây là tên lửa hành trình đất đối đất có chiều dài khoảng 6-8 m và đường kính 0,533 m. Các thông tin tình báo của phương Tây thu được về các cuộc bắn thử xác nhận tầm bắn của SSC-8/9M729 dao động khá lớn trong các lần thử, tuy nhiên Trung tâm Tên lửa Đạn đạo Không quân Mỹ (NASIC) kết luận vào năm 2017, tầm bắn tối đa của nó vào khoảng 2.500 km.

Tính năng của tên lửa 9M792 đến nay vẫn là một bí ẩn và các chuyên gia quân sự trên toàn thế giới.

Một giả thuyết cho rằng, 9M729 là loại biến thể từ dòng tên lửa không đối đất, do tập đoàn NPO Raduga phát triển, đang được Nga sử dụng chống khủng bố tại Syria. Tên lửa có tầm bắn tối đa đến 5.500 km. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho biết tầm bắn có thể lên tới 10.000 km, dù vậy số liệu này chưa được kiểm chứng độc lập.

Tên lửa có thể mang đầu đạn thông thường nặng 450kg hoặc đầu đạn hạt nhân. Tốc độ di chuyển của Kh-101 từ 190 đến 270m/giây.

Ông Robert Wood tại Hội nghị Geneve về giải trừ vũ khí hạt nhân. Ảnh: Reuters

Nó có thể tìm đường và tấn công chính xác các mục tiêu đang di chuyển. Một trong những tính năng đặc biệt của nó là có thể thay đổi mục tiêu ở giữa hành trình bay. Điều này tạo sự độc đáo riêng biệt cho Kh-101, giúp nó trở thành vũ khí “ma quái” trước phòng tuyến của kẻ thù.

Bên cạnh đó, tên lửa cũng có tín hiệu phản xạ radar thấp, khiến hệ thống phòng thủ địch rất khó phát hiện.

Một giả thuyết khác tin rằng có sự tương đồng giữa 9M792 với dòng tên lửa hành trình Kalibr phóng từ tàu ngầm của Nga được NPO Novator phát triển.

Phiên bản lửa mới nhất 3M-14/3M-14T được sử dụng cho hệ thống Kalibr có tầm bắn dao động từ 1.500 đến 2.500km.

Moscow phân tích rằng, vì tên lửa hành trình Kalibr 3M-14/3M-14T là tên lửa phóng từ mặt nước nên nó không vi phạm Hiệp ước INF, tuy nhiên Washington hoài nghi rằng Nga đã sửa đổi và điều chỉnh để nó có thể phóng được từ bệ phóng tên lửa di động Iskander.

3M-14/3M-14T có thể mang được cả đầu đạn hạt nhân và thông thường nặng 500kg. Những loại tên lửa này có thể đạt tới độ cao 1km, bay cách mặt nước 20m, trở thành một bài toán rất khó với các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Trúc Phạm

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/my-yeu-cau-nga-pha-bo-he-thong-ten-lua-khien-my-so-hai-nhat-64473.html