Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc bước đi trong việc xử lý hệ thống tên lửa S-400

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc họp bên lề hội nghị NATO, nhưng cả hai bất đồng trong cách xử lý hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà Ankara mua của Nga.

"Họ đã thảo luận về vấn đề S-400, nhưng không tìm ra giải pháp. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục đối thoại về hệ thống phòng không này", Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên hôm 17/6, hé lộ nội dung cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.

"Họ đã thảo luận về vấn đề S-400, nhưng không tìm ra giải pháp. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục đối thoại về hệ thống phòng không này", Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên hôm 17/6, hé lộ nội dung cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.

Quan chức Mỹ cho biết, Washington và Ankara sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề này nhằm cố tìm ra tiếng nói chung, sự việc về hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ còn liên quan tới hệ thống phòng thủ NATO, chiến đấu cơ F-35.

Tổng thống Erdogan trước đó tuyên bố ông vẫn không thay đổi quan điểm về hệ thống S-400, dù đã có "cuộc gặp chân thành" với ông Biden. "Tôi đã nói với ông Biden rằng phía Mỹ không nên mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ chọn bước đi khác trong vấn đề F-35 và S-400", ông Erdogan nói thêm.

Tổng thống Mỹ cho biết cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ mang tính xây dựng và tự tin rằng Washington sẽ "đạt tiến bộ thực chất" với Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1/2020. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên vào tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington"

Mỹ nhiều lần phản đối hợp đồng, cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO, đồng thời lo ngại chuyên gia Nga vận hành S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhân cơ hội lấy được thông số bí mật của F-35.

Washington đã gạt Ankara khỏi chương trình F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35, Mỹ cho biết sự việc sẽ chỉ được gỡ bỏ nếu phía Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống S-400.

Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối năm ngoái áp lệnh cấm vận nhằm vào Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (SSB) thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận.

S-400 là một hệ thống vũ khí công nghệ cao, phía Nga đã không lường trước được vấn đề phức tạp khi chế tạo số lượng lớn dẫn tới việc bị trễ hẹn bàn giao. Mặt khác những mối đe dọa tiềm tàng từ phía NATO khiến Nga vẫn ưu tiên trang bị trong nước.

S-400 do phòng thiết kế của tập đoàn Almaz-Antey (Nga) phát triển, đây là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300.

S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy điều khiển.

Nó có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu xuất hiện trên không bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.

Với những tính năng vượt trội, S-400 được đánh giá là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới. Ngoài Nga thì Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã biên chế hệ thống phòng không tối tân này. Một số quốc gia khác cũng đang đàm phán với Nga để mua hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-my-va-tho-nhi-ky-can-nhac-buoc-di-trong-viec-xu-ly-he-thong-ten-lua-s-400-post470432.antd