Mỹ và Liên Xô suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân vào năm nào?

Theo các tài liệu được giải mật, Mỹ và Liên Xô suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân năm 1983. Sự việc này được đánh giá là sự kiện nguy hiểm trong giai đoạn căng thẳng của Chiến tranh lạnh.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ và Liên Xô đối đầu căng thẳng khiến giới chuyên gia lo ngại sẽ có thể xảy ra cuộc xung đột nguy hiểm và đẩy nhân loại vào một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ và Liên Xô đối đầu căng thẳng khiến giới chuyên gia lo ngại sẽ có thể xảy ra cuộc xung đột nguy hiểm và đẩy nhân loại vào một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Vào năm 1983, mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô càng trở nên căng thẳng hơn khi hai bên đều chuẩn bị cho kịch bản xảy ra tấn công hạt nhân. Trong bối cảnh đó, Liên Xô cho các đơn vị máy bay của Liên Xô tại Đông Đức trong tình trạng báo động cao nhất. Toàn bộ các cấp chỉ huy luôn trong trạng thái trực chiến 24/24 giờ.

Nguyên soái Liên Xô Pavel Kutakhov cũng hạ lệnh cho toàn bộ đơn vị thuộc lực lượng không quân bộ binh số 4 đóng quân tại Ba Lan sẵn sàng chiến đấu khi có mệnh lệnh từ cấp trên.

Mỗi sư đoàn tiêm kích bom của Liên Xô đều có một phi đội máy bay chở sẵn bom hạt nhân. Các máy bay như MiG-27, Su-17 được chuẩn bị sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra chiến tranh.

Cuộc tập trận Able Archer của NATO diễn ra vào tháng 11/1983 được giới chuyên gia nhận định là suýt đẩy thế giới vào Chiến tranh thế giới thứ ba.

Cuộc tập trận này có sự tham gia của Mỹ diễn ra trong 5 ngày từ ngày 7/11/1983 nhằm tập dượt quy trình chỉ huy và tham mưu khi chuyển từ tình trạng chiến đấu thông thường sang chiến tranh có sử dụng vũ khí hạt nhân. Bộ tư lệnh tối cao liên quân tại châu Âu của NATO chỉ huy tập trận.

Nội dung cuộc tập trận đưa ra tình huống giả định Chiến tranh thế giới thứ ba nổ na ở Trung Âu, khối hiệp ước Warsaw (liên minh quân sự giữa Liên Xô với các nước Đông Âu) chiếm Nam Tư, Phần Lan, Na Uy rồi tràn sang Đông Đức tấn công Anh. Từ đây, giới chức NATO quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân hàng loạt.

Vì vậy, Liên Xô có những động thái như các đơn vị phòng không hạt nhân của nước này tại Đông Đức và Ba Lan nâng mức báo động tối đa. Máy bay trực thăng chuyển tên lửa hạt nhân ra bệ phóng. Thêm nữa, lực lượng trinh sát thu thập tin tình báo về động thái của NATO.

Trung tướng Leonard Perroots đang giữ chức tham mưu phó phụ trách tình báo tại căn cứ không quân Mỹ ở Ramstein (Đức) quan sát thấy dấu hiệu Liên Xô báo động quân sự bất thường. Với kinh nghiệm lâu năm, ông quyết định tiếp tục theo dõi tình hình để tránh leo thang cảnh báo chiến tranh giữa hai bên.

Quyết định của Trung tướng Perroots được xác định là hành động đúng đắn bởi vì sau khi cuộc tập trận của NATO kết thúc, hàng ngàn lính Mỹ và các nước đồng minh về nước. Liên Xô hạ mức cảnh báo và đưa bom hạt nhân khỏi các máy bay. Nhờ vậy, thế giới tránh được một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.

Tâm Anh (theo RBTH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/my-va-lien-xo-suyt-xay-ra-chien-tranh-hat-nhan-vao-nam-nao-1600989.html