Mỹ tụt hậu trong cuộc đua tên lửa siêu siêu thanh với Nga

Khi mà quả tên lửa siêu siêu âm đầu tiên của Nga đã xuất hiện tại Quảng Trường Đỏ trong lễ duyệt binh 9/5 vừa qua, thì Mỹ vẫn còn loay hoay với thiết kế cuối cùng dành cho loại vũ khí tấn công tương lai này.

Hypersonic - Tên lửa siêu siêu thanh hay tên lửa cực siêu âm là thuật ngữ để ám chỉ các loại tên lửa có tốc độ bay nhanh hơn nhiều các loại tên lửa siêu thanh thông thường. Với tốc độ bay cực nhanh của mình, loại tên lửa này được cho là không có khả năng đánh chặn và rất khó bị phát hiện. Nguồn ảnh: Flickr.

Đây được cho là loại vũ khí sẽ có thể gây ra Chiến tranh Thế giới thứ ba trong tương lai. Loại vũ khí tối tân này hiện đang được rất nhiều cường quốc tập trung nghiên cứu và thậm chí, nhiều cường quốc trên thế giới còn có ý định ký hiệp ước kiểm soát chặt chẽ loại tên lửa này, cấm không được xuất khẩu ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Flickr.

Một loại tên lửa được coi là siêu siêu thanh hay siêu siêu âm khi nó đạt vận tốc Mach 5 trở lên, nghĩa là nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Ở tốc độ này, một quả tên lửa siêu siêu âm có thể vượt Thái Bình Dương chỉ trong một giờ đồng hồ, bay vọt qua màn hình radar của đối phương chỉ sau vài giây. Nguồn ảnh: Flickr.

Và dường như trong cuộc đua này, khi mà Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mới chỉ đạt tới tầm "thử nghiệm" thì tên lửa Kh-47M2 Kinzhal - loại tên lửa siêu siêu thanh đầu tiên của Nga đã vừa lộ diện hôm 9/5 vừa qua tại Quảng trường Đỏ. Nguồn ảnh: Aviation.

Là một trong sáu loại vũ khí chiến lược tương lai của Nga, loại tên lửa siêu siêu thanh của Nga được thiết kế để triển khai từ các máy bay MiG-31. Khác với các loại tên lửa của Mỹ, tên lửa siêu siêu âm của Nga dường như không cần triển khai từ độ cao đạn đạo mà có thể triển khai ngay từ độ cao thấp. Nguồn ảnh: USAF.

Trong khi đó, phía Mỹ vẫn đang loay hoay để thiết kế một loại tên lửa siêu siêu âm bằng cách tận dụng lực hút của trái đất. Muốn làm được điều đó, loại tên lửa này cần được phóng vào không gian trước, sau đó mới "bổ" từ trên cao xuống bằng lực hút trái đất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mô phỏng đường bay của tên lửa siêu siêu âm do Mỹ thiết kế, các loại tên lửa này thậm chí có thể trôi lơ lửng trong quỹ đạo trái đất nhiều năm trời trước khi nhận lệnh đổi quỹ đạo, cắm thẳng xuống trái đất bằng lực hút thay vì dùng động cơ phản lực để tăng tốc. Nguồn ảnh: Darpa.

So với các loại tên lửa thông thường, tốc độ tối đa của tên lửa Siêu siêu âm có thể lên tới 12.250 km/h tương đương với Mach 10. Giống với các loại tên lửa đạn đạo khác, tên lửa siêu siêu âm hoàn toàn có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên hiện tại loại tên lửa này mới chỉ được thử nghiệm với đầu đạn thường. Nguồn ảnh: Darpa.

Do loại tên lửa này có tốc độ rất cao, kèm theo đó là khả năng thay đổi quỹ đạo bất ngờ trên đường bay của mình, hiện tại vẫn chưa có phương án đánh chặn nào đủ hiệu quả để có thể "tuyên chiến" với các loại tên lửa siêu siêu âm này. Nguồn ảnh: Darpa.

Không những có thể được sử dụng để phát triển tên lửa, loại công nghệ này còn hoàn toàn có thể được sử dụng để phát triển các loại phương tiện bay. Mặc dù vậy, ngoài Nga ra, hiện tại dường như chưa có quốc gia nào trên thế giới có thể hoàn thiện được công nghệ siêu siêu âm này. Nguồn ảnh: NASA.

Mời độc giả xem Video: Nga thử nghiệm tên lửa siêu siêu thanh từ máy bay MiG-31. Nguồn: Euronews.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/my-tut-hau-trong-cuoc-dua-ten-lua-sieu-sieu-thanh-voi-nga-1051984.html