Mỹ - Trung chiến tranh thương mại, Nga để ý tới 'vũ khí' đất hiếm

Khi đất hiếm đang được xem là một loại 'vũ khí' trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhiều sự chú ý đang đổ dồn về quốc gia có thể bán loại khoáng sản quan trọng này.

Đất hiếm

Đất hiếm

Nga có thể trở thành một nhà cung cấp đất hiếm khi có trữ lượng lớn thứ 4 nhưng mới chỉ tạo ra 2% sản lượng toàn cầu, cơ quan Khảo sát Địa lý Mỹ cho biết. Có 2 dự án có thể được công bố vào năm 2023 nhưng đã bị hoãn lại.

TT Putin đã thúc giục Nga phát triển đất hiếm của riêng mình, ông coi đây là vấn đề “cực kỳ quan trọng đối với khả năng phòng thủ của đất nước”. Trước đây, TT Putin nói rằng Nga đứng thứ 2 về trữ lượng đất hiếm trên thế giới.

“Thực tế các dự án gặp khó khăn và bị hoãn, nguồn cung cũng không có khả năng tới được Mỹ” – Giám đốc Nghiên cứu Vladimir Krasnnojenov của Alfa Bank JSC tại Moscow cho biết.

Công ty khai thác đất hiếm lớn nhất do TriArk Mining Co điều hành là một liên doanh của tỷ phú người Nga Alexander Nesis và tập đoàn nhà nước Rostec State Corp - nơi hiện đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Công ty này đang phát triển một dự án ở vùng viễn Đông Nga với hy vọng sản xuất 14.000 tấn ferroniobium và 16.000 tấn oxit kim loại đất hiếm mỗi năm. Số lượng này sẽ chiếm 10% sản lượng toàn cầu – công ty cho biết.

TriArk dự kiến sẽ khai thác nguyên liệu đầu tiên từ mỏ Tomtor vào 2022 và có sản phẩm sẵn sàng để bán vào năm tiếp theo. Tuy nhiên, địa điểm này đang gặp phải một số trì hoãn do khó khăn trong việc khai thác quặng.

“Theo thời gian của dự án và tình hình trên thị trường và trên thế giới, còn quá sớm để khẳng định liệu Tomtor có thể bán đất hiếm cho Mỹ hay không” – ông Krasutsky nói.

Người đứng đầu Tổ chức phát triển kinh doanh RT của Rostec, ông Andrey Korobov, trả lời một cuộc phỏng vấn rằng nhà máy này sẽ giúp Nga tự cung cấp các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong tuabin gió và xe lai. Việc xuất khẩu sang Nhật và Trung Quốc cũng có thể là một lựa chọn – ông nói.

Dự án đất hiếm thứ 2 nhỏ hơn đang được ZAO Technoinvest Alliance, với một phần thuộc sở hữu của nhà sản xuất ống thép ChelPipe PJSC. Mục đích của dự án này là chiết xuất tantalum và niobi cũng như các oxit của kim loại đất hiếm từ mỏ Zashikhinskoye ở khu vực Irkutsk. Dự án nhằm mục tiêu xử lý một triệu tấn quặng mỗi năm. Vào tháng 1, chính quyền địa phương cho biết việc mở nhà máy đã bị hoãn đến năm 2023 – hãng tin TASS cho hay.

Theo Business Times/Bloomberg

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/my-trung-chien-tranh-thuong-mai-nga-de-y-toi-vu-khi-dat-hiem-4007990-d.html