Mỹ tìm địa điểm xây dựng hệ thống tên lửa 'bắn đâu trúng đó'

Trước nguy cơ một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân tiềm tàng. Mỹ đang tìm địa điểm để lắp đặt hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)

Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đang cân nhắc một vài khu vực ở phía bờ tây nước này để có thể xây dựng thành nơi đặt các hệ thống phòng không bảo vệ quốc gia 24/7, trước một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân tiềm tàng.

Các khu phòng thủ tên lửa này nhiều khả năng sẽ bao gồm hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), loại khí tài đã chứng minh được sự hiệu quả hơn hệ thống phòng không kì giữa (GMD) hay hệ thống Aegis.

Hệ thống THAAD của Mỹ

Hệ thống THAAD của Mỹ

THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối). Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được quân đội Mỹ chế tạo để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn “hit-to-kill” (truy đuổi - tiêu diệt) tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200 km, tầm cao 25 km.

Dự án Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được thực hiện với sự hợp tác của các tập đoàn Raytheon, Boeing, Aerojet, Rocketdyne, Honeywell, BAE Systems, MiltonCAT và Lockheed Martin là nhà thầu chính. Sau một thời gian dài thử nghiệm, năm 2008, THAAD chính thức đi vào phục vụ trong quân đội Mỹ.

Mỗi khẩu đội THAAD sẽ bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa, mỗi xe có 8 ống phóng; radar mạng pha AN/TPY-2 có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km; cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.

Điều tên lửa này ghi điểm với các chuyên gia quân sự đó là sau khi phóng ra khỏi ống phóng, nó sẽ thực hiện một màn xoắn ốc trước khi lao đến mục tiêu. Một số nguồn tin cho rằng điều này là để tìm kiếm mục tiêu, tuy nhiên, thực tế thì quá trình xoắn ốc để thu động năng cho vụ va chạm với mục tiêu ở tốc độ cao.

Lê Cao (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/my-tim-dia-diem-xay-dung-he-thong-ten-lua-bach-phat-bach-trung-d134445.html